Chiến lược giá:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing cho Công ty Cổ phần Thị Trường Việt giai đoạn 2011- 2013 - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 71)

Chiến lược giá của công ty, xây dựng theo phương án “chiến lược giá cạnh tranh”, dựa theo nhu cầu của khách hàng, giá cả của đối thủ cạnh tranh, và giá trị thương hiệu của công ty.

64

Hình 5.1 Báo giá các gói quảng cáo của công ty Cp Thị Trường Việt

Chính sách:

Đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp bình thường, công ty áp dụng một chính sách bán hàng và chương trình ưu đãi như sau:

 Thanh toán trước 3 tháng, chiết khấu 20% phí dịch vụ.  Thanh toán trước 6 tháng, chiết khấu 30% phí dịch vụ.  Thanh toán trước 1 năm, chiết khấu 50% phí dịch vụ.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp thuộc hệ thống thành viên Hiệp hội Thương mại điện tử, công ty chiết khấu 50% phí dịch vụ.

Qua bảng giá trên, cũng có thể thấy rõ phân khúc mà công ty cổ phần Thị Trường Việt nhắm mục tiêu chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với ngân sách dành cho quảng cáo không cao.

Với mức phí dịch vụ dao động từ 15% đến 25% so với chi phí quảng cáo, đồng thời mức chiết khấu từ 20% đến 50% cho phí dịch vụ. Đồng thời với mức cam kết chi phí cho mỗi click (CPC – cost per click) chỉ nằm ở mức 0,1$ cho vị trí quảng cáo từ 1 – 3, có thể khẳng định chiến lược giá của Thị Trường Việt đưa ra là linh hoạt, đa dạng đồng thời ở mức thấp nhất so với các công ty có thương hiệu khác như CleverAds, IDM, Emeralds và chỉ nhỉnh hơn một chút so với các công ty không có thương hiệu khác.

Tuy nhiên, có thể nói rằng, bảng giá hoặc chính sách giá không phải là vấn đề tiên quyết hoặc có sự khác biệt quá lớn giữa các công ty. Mà chính ở sự chuyên nghiệp, và cách thức tư vấn của đội ngũ bán hàng trực tiếp (nhân viên kinh doanh) về chi phí quảng cáo để

65

khách hàng hiểu rõ nhất, mới chính là yếu tố đánh giá sự khác nhau giữa chính sách giá các công ty.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing cho Công ty Cổ phần Thị Trường Việt giai đoạn 2011- 2013 - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 71)