- Những quyết định liên quan đến danh mục sản phẩm:
Một danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua.
Với danh mục sản phẩm, nhà doanh nghiệp có thể bổ sung thêm những chủng loại sản phẩm mới nghĩa là mở rộng hơn danh mục sản phẩm hiện tại để thu hút khách hàng, sử dụng năng lực sản xuất dư thừa hoặc để bao phủ thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể kéo dài từng loại sản phẩm và bổ sung thêm các sản phẩm để tăng chiều sâu danh mục sản phẩm. Cuối cùng, doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng hay giảm mật độ của loại sản phẩm tùy theo ý đồ của công ty muốn có uy tín vững chắc trong lĩnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh vực.
- Những quyết định về loại sản phẩm:
Loại sản phẩm là một nhóm các sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi vì chúng thực hiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm người tiêu dùng và qua cùng kênh như nhau hay tạo nên một khung giá cụ thể.
Muốn có những quyết định mang tầm chiến lược liên quan đến loại sản phẩm, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải biết đánh giá tình hình hiện tại cho mỗi sản phẩm thông qua các chỉ tiêu như doanh số và lợi nhuận tính cho một sản phẩm, đặc điểm thị trường của loại sản phẩm đó..Dựa vào kết quả thu đuợc, doanh nghiệp có thể quyết định có nên kéo dài lên trên, xuống dưới hay hai bên đối với mỗi loại sản phẩm hay không. Nếu quá dài thì rất khó để quản lý và khách hàng cảm thấy mất nhiều thời gian chỉ để thử nghiệm sản phẩm mà đôi khi họ không phát hiện được sự khác nhau giữa các sản phẩm; tuy nhiên ngược lại nếu ngắn quá thì doanh nghiệp không bao phủ hết thị trường và không tận dụng được những nguồn lực sẳn có như danh tiếng hay năng lực sản xuất, kênh phân phối,…Liên quan đến vấn đề này, nhà quản trị phải đưa ra những quyết định như hiện đại hóa sản phẩm, làm nổi bật sản phẩm hay thanh lọc loại sản phẩm để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
- Quyết định nhãn hiệu:
Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng, hoặc một sự kết hợp các yếu tố đó nhằm xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với những thứ của đối thủ cạnh tranh.
Ngày nay, khi mua sản phẩm, khách hàng rất quan tâm đến nhãn hiệu. Vấn đề là doanh nghiệp sẽ làm thế nào khi có một sản phẩm mới ra đời. Gắn nhãn theo tên của sản
35
phẩm đã có chổ đứng trên thị trường hay gắn một cái tên hoàn toàn mới cho sản phẩm? Tất cả cần được tính toán kỹ lưỡng. Với một sản phẩm mới ra trên thị trường, doanh nghiệp không thể biết được liệu khách hàng có ủng hộ hay họ sẽ đánh giá như thế nào về sản phẩm? Chỉ một thất bại cũng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của những sản phẩm trước đó. Chi phí để gắn nhãn là không hề nhỏ, chỉ tính riêng chi phí quảng cáo và khuyến mãi cho một nhãn hiệu mới đã rất tốn kém. Do đó, khi tung một sản phẩm, doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển những nhãn hiệu mới, những tính chất mới và không ngừng nâng cao chất lượng, đồng thời, phải duy trì chương trình quảng cáo mạnh mẽ để đảm bảo mức độ biết đến nhãn hiệu cao và thái độ dứt khoát chỉ dùng nhãn hiệu đó.