0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong Ngành:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỊ TRƯỜNG VIỆT GIAI ĐOẠN 2011- 2013 - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 28 -28 )

“Buôn có bạn, bán có phường”, khi kinh doanh, cho dù đó là hình thức nào, lớn hay nhỏ, mọi người đều có tâm lý kết bạn để dễ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chính sự phụ thuộc giữa các công ty, hành động của công ty này ảnh hưởng, tác động dây chuyền đến các công ty khác khiến cho mối quan hệ giữa họ ngày càng phức tạp. Nhất là những công ty có tham vọng muốn khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Những cuộc tranh đua thường diễn ra ngầm định, đến khi lộ diện sẽ là những cuộc chạy đua về giá, hoặc các dịch vụ chất lượng tăng thêm cho khách hàng. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của mỗi công ty. Một cách khái quát, mức độ cạnh tranh

Các đối thủ tiềm năng Nhà cung ứng Khách hàng Sản phẩm thay thế Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

21

trong Ngành là một hàm số của 3 nhân tố chính: cấu trúc cạnh tranh Ngành, các điều kiện nhu cầu và rào cản rời Ngành cao.

Với cấu trúc cạnh tranh Ngành: Đối với Ngành phân tán, rào cản nhập cuộc thấp, sự khác biệt về sản phẩm không nhiều, điều này tạo ra khuynh hướng tăng giảm lợi nhuận có tính chu kỳ. Nhưng với những Ngành tập trung, những công ty trong Ngành có sự phụ thuộc lẫn nhau, do vậy, thay vì những cuộc chạy đua về giá làm giảm khả năng sinh lời, những công ty trong Ngành cố gắng bằng nguồn lực của mình để tạo sự khác biệt về sản phẩm hoặc đưa ra những dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng lòng trung thành với thương hiệu công ty và sản phẩm. Do đó, chúng ta thường thấy, cứ đến dịp sẽ có những công ty đua nhau làm khuyến mãi, quảng cáo hay tổ chức sự kiện.

Các điều kiện nhu cầu: Khi nhu cầu mua sắm hay sử dụng dịch vụ của khách hàng gia tăng, điều đó sẽ làm hạ nhiệt những cuộc cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một Ngành, bởi vì tất cả các công ty đều có thể bán nhiều hơn mà không phải giành thị trường của các công ty khác. Và ngược lại, khi nhu cầu cầm chừng và có xu hướng giảm, thì khi đó, cường độ cạnh tranh giữa các công ty diễm ra mạnh mẽ hơn.

Rào cản rời Ngành: đây chính là các ràng buộc làm cho nhiều công ty tuy kinh doanh không có lời những vẫn không rời khỏi Ngành.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỊ TRƯỜNG VIỆT GIAI ĐOẠN 2011- 2013 - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 28 -28 )

×