Các phương pháp định giá và điều chỉnh giá:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing cho Công ty Cổ phần Thị Trường Việt giai đoạn 2011- 2013 - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 43)

- Các phương pháp định giá :

Để định ra một mức giá tốt nhất cho sản phẩm của mình, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những cách tiếp cận sau :

 Định giá theo cách cộng lời vào chi phí : Với mức chi phí sản xuất ra sản phẩm, tùy theo mong muốn và đặc điểm của sản phẩm..để doanh nghiệp cộng thêm vào một phần phụ, từ đó có được mức giá bán.

 Định giá theo lợi nhuận mục tiêu : Nghĩa là doanh nghiệp xác định giá trên cơ sở đảm bảo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu từ ( ROI)

 Định giá theo giá trị nhận thức được: Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nghiên cứu để biết nhận thức của khách hàng về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là căn cứ quan trọng để định giá. Doanh nghiệp sử dụng những biến phi giá cả trong Marketing – Mix để tạo nên giá trị nhận thức được trong suy nghĩ của người mua.

 Định giá theo giá trị: Cách định giá này dựa theo triết lý « tiền nào của nấy ». Nghĩa là doanh nghiệp định giá ở mức mà người mua nghĩ rằng sản phẩm của doanh nghiệp là xứng đáng như vậy.

 Định giá theo mức giá hiện hành : Điều này nghĩa là doanh nghiệp định giá dựa trên sự so sánh với giá của đối thủ cạnh tranh, mà ít quan tâm đến chi phí cũng như nhu cầu về sản phẩm.

36

 Định giá dựa trên đấu giá kín: Đây là cách thức định giá hay gặp khi đấu thấu công trình. Đây cũng là một hình thức định giá dựa trên sự suy đoán mức giá mà đối thủ cạnh tranh đưa ra. Muốn giành được hợp đồng thì doanh nghiệp phải chấp nhận một mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh.

- Các phương pháp điều chỉnh và thay đổi giá : Môi trường cạnh tranh luôn biến

động, do đó, một công ty không thể giữ mãi một mức giá, sẽ đến lúc phải sử dụng giá làm công cụ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, điều chỉnh cũng như thay đổi giá như thế nào cũng là một nghệ thuật. Bởi khách hàng luôn nhạy cảm và đưa ra những phán đoán về sản phẩm mỗi lần có sự biến động giá.

 Định giá theo nguyên tắc địa lý : Một khi doanh nghiệp bán sản phẩm tại những vùng địa lý khác nhau, thì chi phí vẫn chuyển cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, như vậy không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tăng mức giá để bù đắp chi phí. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các thỏa thuận hàng đổi hàng, mậu dịch đối lưu để giữ vững mối quan hệ kinh doanh với khách hàng.

 Chiết giá và bớt giá : Mỗi khi khách hàng trả tiền trước hay mua với số lượng nhiều thì doanh nghiệp sẽ thực hiện chiết giá, nhằm thu hút khách hàng, đồng thời có thể giải quyết hàng trong kho.

 Định giá phân biệt : Tùy vào từng đặc điểm của khách hàng, chẳng hạn như khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm sẽ được định giá khác so với khách hàng chỉ sử dụng một vài lần. Việc định giá phân biệt có một số hình thức sau: định giá theo nhóm khách hàng, theo dạng sản phẩm, theo địa điểm hay theo thời gian.

 Định giá khuyến mãi : Đôi khi doanh nghiệp phải tính đến việc định giá thấp hơn cả chi phí, nhất là khi nền kinh tế gặp khủng hoảng hoặc khi hàng tồn trong kho quá nhiều. Một vài hình thức định giá khuyến mãi như: Định giá lỗ để kéo khách, định giá cho những đợt đặc biệt, giảm bớt tiền mặt, bảo hành và hợp đồng dịch vụ..

 Định giá toàn doanh mục sản phẩm :

- Chủ động và phản ứng đối với sự thay đổi giá :

 Chủ động cắt giảm giá: Trong trường hợp doanh nghiệp dư thừa năng lực sản xuất, thị phần giảm sút hoặc ham muốn khống chế thị trường thông qua giá thành thấp hơn sẽ chủ động cắt giảm giá.

 Chủ động tăng giá : Doanh nghiệp sẽ thực hiện tăng giá khi : sự lạm phát chi phí có dai dẳng có tính chất toàn cầu hoặc khi nhu cầu tăng nhanh quá mức hay mức cung không theo kịp mức cầu.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing cho Công ty Cổ phần Thị Trường Việt giai đoạn 2011- 2013 - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)