0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Chiến lược cấp sản phẩm:

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỊ TRƯỜNG VIỆT GIAI ĐOẠN 2011- 2013 - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 39 -39 )

Chiến lược này có ý nghĩa nếu như công ty đã không khái thác hết các cơ hội có trong sản phẩm và thị trường hiện tại của mình. Theo Ansoff thì có những chiến lược để tận dụng những cơ hội còn sót lại đó, thông qua mạng mở rộng sản phẩm/ thị trường.

Bảng 2.3: Ma trận Ansoff

Thị trường hiện tại Thị trường mới Sản phẩm hiện tại Chiến lược thâm nhập thị

trường

Chiến lược mở rộng thị trường

Sản phẩm mới Chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược đa dạng hóa

- Chiến lược thâm nhập thị trường: Với chiến lược này, công ty sử dụng những sản phẩm sẵn có trong thị trường hiện có để gia tăng doanh số. Có 3 cách để thực hiện chiến lược này. Thứ nhất, công ty đưa ra những thủ thuật nhằm lôi kéo khách hàng từ phía đối thủ cạnh tranh chuyển sáng sử dụng nhãn hiệu của công ty. Thứ hai, đưa ra những công dụng mới của sản phẩm để khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều hơn, chẳng hạn như: đánh răng một ngày 3 lần để bảo vệ răng miệng, đó là một cách thức để làm cho khách hàng phải mua nhiều hơn sản phẩm. Cuối cùng, thuyết phục những khách hàng chưa sử dụng sản phẩm sang sử dụng bằng những chương trình truyền thông cổ động hoặc khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng dùng thử.

32

- Chiến lược mở rộng thị trường: Đến một lúc nào đó, thị trường hiện tại không còn nhiều cơ hội để gia tăng doanh số, điều đó đòi hỏi công ty nên tìm kiếm những thị trường mới, còn bỏ ngõ để khai thác lợi thế của sản phẩm hiện tại. Tại những thị trường mới này, họ có thể giảm chi phí về quảng cáo hay sản xuất bằng cách tận dụng hiệu quả của những chương trình hiện tại. Tuy nhiên, đứng trước những thị trường mới đòi hỏi công ty phải thiết lập những mối quan hệ mới với nhà phân phối, đồng thời thực hiện những cuộc nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu cũng như văn hóa hay những nhân tố tác động đến hành vi mua của khách hàng.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: Nhu cầu khách hàng thường xuyên biến đối, họ yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng cũng như tính năng của sản phẩm. Do đó, mỗi công ty phải thường xuyên sáng tạo, đổi mới để cho ra đời những sản phẩm hấp dẫn hơn. Đôi khi, chỉ thay đổi hoặc tích hợp một tính năng nào đó vào sản phẩm hiện tại cũng sẽ được khách hàng đón nhận. Những tính năng mới này có thể đến từ bộ phân R&D, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua những ý kiến phản hồi của khách hàng, đó sẽ là nguồn ý tưởng cho những phát kiến mới. Với chiến lược này, công ty có thể sử dụng lại những lợi thế về sự am hiểu thị trường hiện tại hoặc những kênh phân phối đã hiệu quả để giới thiệu sản phẩm.

- Chiến lược đa dạng hóa: Chiến lược này xảy ra khi nguồn lực công ty đủ mạnh và họ muốn bao phủ thị trường. Có thể chuyển dịch sang những hình thức kinh doanh vốn không phải là điểm mạnh của công ty. Nhưng với lợi thế về danh tiếng và uy tín sẳn có cộng với nguồn lực tài chính mạnh sẽ giúp cho công ty có khả năng xâm nhập thành công.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỊ TRƯỜNG VIỆT GIAI ĐOẠN 2011- 2013 - LV ĐẠI HỌC BÁCH KHOA (Trang 39 -39 )

×