Định hướng phát triển chung ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 81 - 84)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

3.1. Định hướng phát triển chung ngành ngân hàng

Năm 2006 Chính phủ ban hành Quyết định 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đề án có đề cập đến nội dung căn bản sau đây:

3.1.1. về mục tiêu chung:

Tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Về định hướng chiến lược phát triển các ngân hàng thương mại:

Nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, trong đề án có vạch ra các định hướng chiến lược cơ cấu lại toàn diện các ngân hàng thương mại trên các mặt cụ thể sau đây:

Thứ nhất: Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động) bao gồm sắp xếp lại, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các NHTM Việt Nam.

Thứ hai: Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính) bao gồm tiếp tục tăng quy mơ vốn điều lệ, tài sản có đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Bên cạnh đó, tăng vốn tự có của ngân hàng bằng lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động của các NHTM, đảm bảo duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

Thứ ba: Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các TCTD, theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ

66

máy nhân sự, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, cơng khai, bình đẳng. Đặc biệt ngân hàng Nhà nước đóng vai trị chủ yếu trong việc tạo lập mơi trường thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng thơng qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị trường tiền tệ và tổ chức thực hiện giám sát an toàn cũng như việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

3.1.2. Định hướng về hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

3.1.2.1 Định hướng tín dụng về khách hàng tại NHTM

Tiếp tục chủ động kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, đảm bảo bền vững, chất lượng, hiệu quả trên nguyên tắc giữ quy mơ và cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng của toàn ngành và với tiềm năng từng địa bàn, lĩnh vực, ngành kinh tế và đặc điểm khách hàng.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu danh mục cho vay theo hướng gắn hoạt động tín dụng với đẩy mạnh huy động vốn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Giảm dần và kiểm sốt chặt chẽ tín dụng trung dài hạn phục vụ xây lắp và ưu tiên phát triển tín dụng DN vừa và nhỏ, tín dụng xuất khẩu.

Tiếp tục triển khai tín dụng theop hướng mở rộng khối khách hàng truyền thống để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.1.2.2 Vận dụng hài hòa IAS 39 với điều kiện thực tiễn của Việt Nam

Trong điều kiện của các nước đang phát triển nói chung và các điều kiện của Việt Nam hiện nay, thực té chưa cho phép việc áp dụng đầy đủ các yêu cầu của IAS 39 vào việc đánh giá chất lượng khoản vay và trích lập DPRR tín dụng. Đó là những hạn chế về mặt thong tin khơng hồn hảo, sự khơng rõ rang về quyền sở hữu tài sản của người đi vay, cũng như thứ tự ưu tiên đối với việc thanh lý tài sản thế chấp,...

Những khó khăn mang tính cố hữu của một nền kinh tế đanh trong thời kỳ chuyển đổi sang thị trường ở Việt Nam, đinh hướng hoàn thiện hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp, NHNN VN đưa ra cho thời gian tới sẽ là từng

67

bước áp dụng các yêu cầu của IAS 39 vào việc xác định mức trích lập DPRR tín dụng tại NHTM.

Trong thời gian tới, DPRR tín dụng tại NHTM sẽ được xác định bằng với các khoản tổ thất tín dụng ước tính đối với các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng, tổn thất ước tính từ các khoản ngoại bảng chịu rủi ro tín dụng như các khoản bảo lãnh, thư tín dụng mất khả năng thanh tốn.

Các khoản DPRR tín dụng cụ thể thể hiện các ước tính tổn thất đối với các khoản nợ xấu và là chênh lệch giữa giá trị còn lại theo sổ sách và giá trị có thể thu hồi ước tính. Các khoản dự phịng được ước tính trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của người vay, bao gồm tình hình trả nợ thực tế và khả năng tài chính.

3.1.2.3 Hệ thống XHTDNB hướng tới sự tuân thủ Basel II và Basel III

NHNN Việt Nam tập trung vào Phương pháp dựa trên chấm điểm nội bộ. Mỗi MHTM xây dựng một hệ thống XHTDNB để đo lường khả năng vỡ nợ của mỗi khách hàng; tổn thất dự kiến được quyết định bởi bộ phận/cơ quan giám sát; cơ quan giám sát đưa các tiêu thức xác định các khoản nợ có vấn đề. Như đã đề cập ở phần đánh giá chương 1, NHNN VN hướng tới phương pháp dựa trên hệ thống chấm điểm nội bộ, do đó tại phần này sẽ nêu ra những yêu cầu về nội dung phải có trong hệ thống XHTDNB được xây dựng trên cơ sở phương pháp dựa trên hệ thống chấm điểm nội bộ:

Thiết lập Cơ sở của Phương pháp dựa trên hệ thống chấm điểm nội bộ (phải được sự chấp thuận của cơ quan giám sát): Những sự ước tính nội bộ đối với những nhân tố rủi ro gồm (1) Khả năng vỡ nợ (PD); (2) Tổn thất vỡ nợ (LGD); (3) Phần rủi ro do vỡ nợ (EAD); Kỳ đáo hạn thực tế (M);

Đo lường được Tổn thất ngoài dự kiến (UL) và Tổn thất dự kiến (EL);

Phân loại tài sản theo hướng dẫn tại Basel II (cho vay doanh nghiệp, hợp doanh và doanh nghiệp đơn sở hữu);

68

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w