Những mặt còn tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 77 - 79)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

2.3.2. Những mặt còn tồn tại, hạn chế

2.3.2.1 Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào dữ liệu lịch sử của khách hàng Hiện nay, việc phân loại nợ của các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc căn cứ vào lịch sử trả nợ của khách hàng mà chưa quan tâm đánh giá đến tiêu chuẩn suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Điều 6 Quyết định 493 quy định “ Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong thời hạn theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại) mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì TCTD chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro”. Như vậy, việc phân loại nợ ngoài việc căn cứ vào lịch sử trả nợ của khách hàng còn phải dựa vào việc báo cáo, đánh giá tình hình khách hàng trong tương lai.

2.3.2.2 Tồn tại những khoản nợ bị phân loại chưa chính xác

Một khách hàng có thể vay tại nhiều TCTD cũng như nhiều chi nhánh của mỗi ngân hàng và nhóm nợ của khách hàng phải là nhóm nợ cao nhất. Tuy nhiên, việc thu thập thơng tin về nhóm nợ của khách hàng tại các ngân hàng là rất khó. Hiện nay, để biết được tình trạng chất lượng tín dụng của khách hàng chỉ có cách là xem thông tin trên trang Web của trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC) nhưng thơng tin của CIC lại không được cập nhật thường xuyên nên việc tra cứu này chỉ có tính chất tham khảo chứ chưa thực sự chính xác tại thời điểm các ngân hàng tiến hành phân loại nợ. Do cơ chế thông tin chưa đầy đủ nên khi khách hàng phát sinh nợ xấu ở các ngân hàng khác hay tại một chi nhánh khác của ngân hàng

62

cho vay, ngân hàng cho vay sẽ vẫn phân loại khoản nợ của khách hàng vào nhóm nợ tốt.

Việc theo dõi thời gian thử thách của khách hàng có nợ dưới tiêu chuẩn vẫn còn hạn chế. Theo Quyết định 493 thì khách hàng có các khoản vay bị chuyển nhóm nợ rủi ro cao vì bị q hạn hay cơ cấu nợ phải theo dõi trong 03 tháng (đối với nợ ngắn hạn) và 06 tháng (đối với nợ dài hạn) về khả năng trả nợ gốc - lãi của khách hàng rồi mới xem xét chuyển nhóm nợ ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác theo dõi các khách hàng này khá phức tạp và địi hỏi từng cán bộ phải có sự sát sao đối với từng món vay của khách hàng.

2.3.2.3 Chưa kịp thời định giá lại giá trị tài sản đảm bảo

Theo cơng thức tính thì DPRR cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phịng mà cịn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc cập nhật giá trị tài sản đảm bảo đưa vào tính trích lập DPRR vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Đặc biệt, khi thị trường bất động sản đang sụt giảm và chưa có khả năng phục hồi như hiện nay.

2.3.2.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cịn có điểm chưa phù hợp vớithực tiễn thực tiễn

Nguồn thơng tin đầu vào cịn nhiều hạn chế, phụ thuộc vào sự trung thực của khách hàng cung cấp thông tin do thông tin phục vụ xếp hạng doanh nghiệp chủ yếu lấy từ nguồn báo cáo do khách hàng cung cấp kết hợp với phỏng vấn và tiếp xúc trực tiếp. Một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính. Tình trạng một doanh nghiệp tồn tại song song nhiều hệ thống báo cáo là phổ biến. Các doanh nghiệp thường có xu hướng làm đẹp bản báo cáo tài chính khi cung cấp cho ngân hàng nên các báo cáo khơng phản ánh đúng thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chưa bao quát hết được ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng đang có quan hệ tín dụng.

2.3.2.5 Một số chỉ tiêu phi tài chính chưa phù hợp với thực tế.

Ngân hàng chưa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời,... riêng cho từng ngành nghề nên việc áp dụng cùng một

63

bộ chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có thể chưa phản ánh được đúng thực trạng doanh nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ít được cập nhật, thay đổi đáp ứng với tình hình mới. Do đó, kết quả phản ánh sẽ khơng chính xác, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế có biến động lớn.

2.3.2.6 Trích lập dự phịng khơng đầy đủ

Như đã phân tích, bởi thời điểm trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cho quý IV là vào ngày 30 tháng 11 nên nếu có các khoản nợ xấu phát sinh tại tháng 12, các ngân hàng sẽ khơng trích đủ số dự phịng cần để bù đắp những khoản nợ đó, mang đến rủi ro cho các ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w