Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 79 - 81)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Thứ nhất; Chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng

Mặc dù những năm qua chúng ta đã rất chú ý xây dựng và từng bước hoàn thiện các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, nhưng nhìn tổng thể có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa hồn thiện. Hiện tại, chưa có văn bản nào chính thức quy định, định hướng cho các NHTM về việc xây dựng hệ thống XHTDNB ngoại trừ một phần nhỏ được nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Nội dung quy định về XHTDNB tại Quyết định 493 chưa mang tính chất định hướng hoặc quy định khung chuẩn để các NHTM thực hiện. Do đó, việc triển khai ở các NHTM hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức riêng và khẩu vị rủi ro của từng Ngân hàng.

Hạ tầng CNTT tại các NHTM cũng như cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay không đồng đều. Đây là khó khăn cản trở việc xây dựng và ứng dụng các hệ thống XHTDNB theo tiêu chuẩn Basel II dựa trên phân tích các mơ hình kinh tế lượng và xác suất thống kê (theo kinh nghiệm của các NHTM nước ngoài đã triển khai Basel II), riêng chi phí đầu tư cho hệ thống này đã lên tới hàng chục triệu USD. Đây là rào cản lớn mà không phải NHTM nào ở Việt Nam cũng có thể vượt qua được. Ngồi ra, để có thể áp dụng các phương pháp XHTDNB nâng cao, các NHTM phải cần 3- 5 dữ liệu để phân tích và hậu kiểm các mơ hình.

64

Thứ hai; Việc triển khai XHTDNB đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là các chuyên gia về xây dựng mơ hình XHTDNB. Đây là lực lượng lao động chất lượng cao, họ khơng chỉ có trình độ chun sâu về nghiệp vụ ngân hàng, mà cịn có khả năng ứng dụng các mơ hình tốn học trong phân tích, trong khi thị trường nhân lực hiện tại của Việt Nam cịn rất thiếu. Vì vậy, các ngân hàng đều chủ yếu dựa vào dữ liệu lịch sử của khách hàng để phân loại nợ.

Thứ ba; Chất lượng thông tin đầu vào là một trong những yêu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của XHTDNB, nhưng thực tế thông tin thiếu minh bạch, thiếu tin cậy diễn ra rất phổ biến ở mọi lĩnh vực. Phần lớn các BCTC của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng được kiểm tốn. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn phải kiểm tốn, thì sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm tốn tốn,... cịn bất cập, có sự sai lệch giữa số liệu kiểm toán với thực tế. Một số thông tin dữ liệu từ CIC lại chưa được cập nhật. Thực trạng này có một phần lỗi từ các NHTM trong việc cung cấp thông tin, nhưng phần lớn là do NHNN chưa có chế tài chặt chẽ đối với việc cập nhật thông tin này.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng, đáng tin cậy, và đầy đủ phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc xây dựng các mơ hình kinh tế lượng, phân tích thống kê ứng dụng trong XHTDNB.

Thứ tư; Có những tài sản đảm bảo là những tài sản ngoài địa bàn, cách xa ngân hàng về mặt địa lý, gây khó khăn trong cơng tác đánh giá tài sản.

Thơng tin về thị trường ngành nghề còn nhiều hạn chế. Do đó gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc theo dõi sự biến động giá của hàng hóa, khơng kịp thời định giá lại tài sản đảm bảo.

KET LUẬN CHƯƠNG 2: Trong chương này, khóa luận đã đi sau nghiên

cứu và phân tích, đánh giá được thực trạng phân loại nợ xấu của các NHTM Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, qua đó thấy được những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong hoạt động phân loại nợ của các NHTM Việt Nam.

65

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO

CHUẨN MỰC QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w