Dấu hiệu nhận biết nợ xấu

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 26)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

1.1. Khái quát chung về nợ xấu củangân hàng thương mại

1.1.2.2 Dấu hiệu nhận biết nợ xấu

a.Dấu hiệu phi tài chính

Mối quan hệ của khách hàng vay vốn ngân hàng với ngân hàng

Khách hàng yêu cầu ngân hàng xóa bỏ/ sửa đổi các điều khoản ràng buộc của hoạt động tín dụng, khơng có thiện chí hợp tác thực hiện theo yêu cầu của ngân hàng, hoặc thường xun trì hỗn các buổi họp.

Quan hệ giữa người vay vốn của ngân hàng với khách hàng vay của họ

Khách hàng vay vốn ngân hàng quá chú trọng đến việc bán hàng thu tiền ngay trong khi đó lại ít quan tâm đến lợi nhuận; khách hàng vay chấm dứt việc giảm giá thương mại một cách bất bình thường; bất ngờ thực hiện giảm giá để thu hồi nhanh các khoản phải thu; hoặc khách hàng lớn/ thường xuyên của người vay vốn bị kiện tụng, vi phạm pháp luật bị khởi tố, bắt giam.

Các vấn đề về quản lý

Khách hàng vay vốn ngân hàng chậm trễ nộp thơng tin tài chính, báo cáo tài chính (BCTC), cung cấp thơng tin tài chính khơng đầy đủ; thay đổi chiến lược kinh

15

doanh, đầu tư vào lĩnh vực mới ít có hiểu biết; yếu kém trong việc lưu giữ các sổ sách kế toán (việc nộp báo cáo khơng liên tục có thể là triệu chứng sa sút của việc quản lý hệ thống kế toán và kiểm soát); hoặc khách hàng thường xuyên lặp lại các lỗi/ vấn đề trước đó mắc phải.

Các vấn đề về tổ chức

Khách hàng vay vốn đã thay đổi cơ cấu, tổ chức của doanh nghiệp, của ban lãnh đạo; điều kiện làm việc xuống cấp mà không được tu bổ, sửa chữa, thiếu nhân viên; lãnh đạo hoặc nhân viên vi phạm pháp luật bị khởi tố, bị kiện tụng; hoặc công việc bị tồn đọng vì khơng giải quyết hoặc giải quyết chậm, khơng hiệu quả.

Các vấn đề khác

Khách hàng vay vốn ngân hàng có những thay đổi chính sách kế tốn/ nhân viên kế toán, kiểm toán; bị sa lầy vào các vụ kiện tụng; hoặc có những thơng tin bất lợi ảnh hưởng đến ngành sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, cũng như các tài sản thế chấp khác của khách hàng vay đã bị các ngân hàng/ tổ chức khác thu hồi.

b.Dấu hiệu tài chính

Q trình trả nợ của khách hàng vay vốn ngân hàng

Khách hàng vay vốn ngân hàng khơng thanh tốn hoặc thanh toán chậm các khoản vay, vay ngắn hạn để tài trợ các khoản chi dài hạn, tiếp tục vay vốn ngắn hạn khi khơng cịn nhu cầu mùa vụ, liên tục yêu cầu vay vượt hạn mức, tăng hạn mức, gia hạn nợ, đề nghị đảo nợ, hoặc các ngân hàng/ chủ nợ khác tiến hành thu nợ trước hạn. Nếu vay thấu chi hoặc chi hạn mức, hoặc ngân hàng khác từ chối thanh toán séc của khách hàng vay.

Khả năng tài chính của khách hàng vay vốn

Vịng quay các khoản phải thi của khách hàng giảm (thời gian thu hồi nợ tăng), khách hàng kéo dài thời hạn thanh toán của các khoản phải trả, đầu tư có tính chất đầu cơ; hàng tồn kho quá lớn, tồn đọng dài ngày không được giải quyết, điều kiện tài chính của khách hàng khơng đáp ứng được các điều khoản của hợp đồng tín dụng, hoặc khách hàng mất khả năng thanh tốn, hệ số thanh tốn có xu hướng xấu đi, tỷ suất dư nợ trên vốn tự có tăng.

16

Kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn

Khách hàng liên tục bị thua lỗ trong các kỳ kinh doanh, phát sinh việc đi vay để thanh tốn các chi phí hoạt động, hoặc doanh thu giảm sút nhanh chóng.

Các vấn đề khác

Khách hàng vay vốn ngân hàng khơng thanh tốn hay thanh tốn chậm tiền điện, nước, cước phí viễn thơng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thuế. Khách hàng vay vốn ngân hàng có giao dịch bất thường, hoặc báo cáo tài chính của khách hàng chỉ được đơn vị kiểm toán chấp nhận từng phần, có nhiều yếu tố bị đơn vị kiểm tốn yêu cầu loại trừ, xuất tốn.

c. Dấu hiệu về gian lận

Các thơng tin tài chính của khách hàng vay vốn cung cấp cho ngân hàng

Doanh thu, giá trị hàng tồn kho được phóng đại cao hơn thực tế, nợ báo cáo thấp hơn thực tế, hoặc định giá/ đánh giá tài sản không đúng thực tế.

Các mối quan hệ kinh tế của khách hàng vay vốn

Xuất hiện giao dịch chuyển tiền lớn khơng bình thường; khách hàng bán tài sản, gán tài sản cho các chủ nợ; hoặc khách hàng có mối quan hệ bất thường với các nhà cung cấp.

Các dấu hiệu khác

Chứng từ, tài liệu của khách hàng khơng hồn chỉnh, mất hoặc bị hủy; khách hàng khơng tiến hành kiểm tốn; có thái độ và phản ứng bất hợp tác trước những yêu cầu của ngân hàng.

1.1.2.3 Anh hưởng của nợ xấu

Nợ xấu là kết quả của mối quan hệ tín dụng khơng hồn chỉnh, bởi vì nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn và tính hồn trả đầy đủ, từ đó gây nên những đổ vỡ trong lịng tin của ngân hàng với khách hàng vay. Nợ xấu tăng cao là nỗi lo của Chính phủ, các chuyên gia, các NHTM cũng như tồn thể dân chúng bởi nó có tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm tắc nghẽn dịng vốn và đe dọa an tồn tài chính quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững về kinh tế.

17

a. Anh hưởng của nợ xấu tới các Ngân hàng thương mại

Nợ xấu gây nên việc đóng băng vốn và có thể làm mất vốn. Các khoản nợ xấu làm ngân hàng không thu hồi được gốc và lãi đúng hạn, vịng quay vốn tín dụng chậm, giảm tốc độ chu chuyển vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, thậm chí mất vốn. Neu nợ xấu vượt quá khả năng kiểm sốt của các ngân hàng nó có thể gây đổ vỡ toàn bộ hệ thống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế.

Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Nợ xấu là cho doanh thu thấp (do không thu hồi được lãi vay) dẫn đến lợi nhuận thu được nằm ngồi dự kiến, thấp, thậm chí là lỗ. Trong trường hợp khơng lỗ thì do nợ xấu, các chi phí tăng (trích lập DPRR tăng) khiến cho lợi nhuận đã bị giảm thấp, lại càng thấp hơn. Chi phí do nợ xấu làm phát sinh là rất lớn: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu và một số chi phí liên quan khác. Điểu này làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng, giảm uy tín, ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh doanh khác.

Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng

Một khi một ngân hàng có mức độ rủi ro của các tài sản có cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Khơng một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà ngân hàng đó có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt mức cho phép, chất lượng tín dụng khơng tốt và gây ra nhiều vụ thất thốt lớn. Thơng tin về một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường cũng sẽ được báo chi nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay, nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp khó khăn, trong khi đó, các khoản tiền gửi vẫn phải thanh tốn đúng hạn. Trong lúc khơng huy động được vốn do mất uy tín, người gửi tiền đến rút tiền ngày càng tăng lên, kết quả tất yếu là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh tốn. Nghiêm trọng hơn, nếu thông tin này bị lan truyền tới khách hàng, ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán bởi khách hàng gửi tiền sẽ đến rút tiền ồ ạt do lo sợ ngân hàng không đủ khả năng thanh tốn khoản

18

tiền gửi của mình. Điều này có thể gây sụp đổ tồn bộ hệ thống ngân hàng nếu khơng có những giải pháp kịp thời và hiệu quả.

Nợ xấu tăng làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Khi các ngân hàng không thể thu hồi được số vốn đã bỏ ra, hay là những khoản nợ xấu, vốn kinh doanh bị ứ đọng trong các tài sản đảm bảo của khách hàng vay, điều này sẽ làm cho các ngân hàng trở nên thận trọng hơn với những khoản vay để tránh những khoản nợ xấu tiếp theo. Như vậy, một điều tất yếu sẽ xảy ra đó là ngân hàng có vốn nhưng khơng dám cho vay, trong khi nền kinh tế vẫn đang khát vốn. Nợ xấu đã trở thành một nút thắt trong vịng quay tín dụng, một số vốn lớn bị nghẽn lại, không thể đưa vào lưu thông. Như vậy, khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng sẽ bị giảm sút. Nợ xấu cản trở ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tín dụng.

Đưa vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt, các ngân hàng đã thực hiện chức năng của một trung gian tín dụng. Vậy mà nợ xấu như một cục máu đông trong dịng tín dụng, làm máu tín dụng khơng thể chảy, ngăn cản các ngân hàng thực hiện chức năng của mình..

b. Anh hưởng của nợ xấu tới nền kinh tế

Nợ xấu ra tăng tạo gánh nặng ngân sách trong vấn đề xử lý nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu tăng cao đã đặt ra một câu hỏi lớn là kinh phí ở đâu để xử lý. Con số này lớn đến mức các ngân hàng không thể tự đứng ra xử lý, nên việc xử lý có thể phải trơng cậy vào Ngân sách Nhà nước. Mặc dù, nguồn vốn để xử lý nợ xấu chủ yếu từ quỹ DPRR của các TCTD và con số cụ thể về kinh phí xử lý từ Ngân sách Nhà nước chưa được đưa ra, nhưng nhìn vào dư nợ xấu cũng có thể ước đốn có sự ảnh hưởng lớn đến Ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, các nguồn thu Ngân sách đang ngày càng khó khăn do sự đình trệ của nền kinh tế. Về dài hạn, nếu việc xử lý nợ xấu gây ra bội chi Ngân sách sẽ tiềm ẩn rủi ro lạm phát, gây bất ổn nền kinh tế.

Khi nợ xấu ra tăng gây đình trệ nền kinh tế

Nợ xấu tăng, ngân hàng phải trích lập DPRR, do đó lượng vốn đưa vào lưu thơng bị hạn chế. Nếu nợ xấu tăng quá cao, ngân hàng không được phép cho vay

19

đồng nghĩa với dòng huyết mạch của nền kinh tế bị nghẽn lại, các thành phần khác của nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ sản xuất...) cũng không thể tiếp tục kinh doanh. Điều này sẽ gây ra những tác động xã hội như thất nghiệp, việc làm, an sinh xã hội.

Nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng

Nếu nợ xấu khơng được xử lý kịp thời, có thể gây ra sự đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, khi đó nó sẽ có thể gây ra tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp, của các tổ chức quốc tế. Nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia.

1.2. CƠ SỞ LUẬN VỀ PHÂN LOẠI NỢ XẤU THEO CHUẨN Mực QUỐC TẾ1.2.1. Khái niệm phân loại nợ xấu 1.2.1. Khái niệm phân loại nợ xấu

Phân loại nợ xấu được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các danh mục cho vay và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng của khoản vay.

1.2.2. Sự cần thiết của phân loại nợ xấu

Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm sốt chất lượng danh mục cho vay và trong trường hợp cần thiết, sẽ có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong chất lượng tín dụng các danh mục cho vay. Khi đánh giá một khoản vay, nếu thực hiện phân loại nhóm nợ khơng chính xác có thể gây ảnh hưởng khơng tốt tới cả ngân hàng và khách hàng vay. Nếu phân loại vào nhóm có rủi ro quá cao, ngân hàng sẽ phải tăng mức trích lập DPRR, làm tăng chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng khi mà mức rủi ro đánh giá cao hơn mức rủi ro thực tế của khách hàng. Nếu đánh giá khoản vay có mức độ rủi ro quá thấp, ngân hàng sẽ được trích mức DPRR thấp hơn nhưng khi có rủi ro xảy ra thì nguồn dự phịng đã trích lập sẽ khơng đủ để xử lý khoản nợ xấu này, gây khó khăn cho ngân hàng. Vì vậy, phân loại nhóm nợ chính xác là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng sử dụng hệ thống phân loại nội bộ, hệ thống phân loại quy định bởi các nhà giám sát yêu cầu được sử dụng chủ yếu phục vụ mục tiêu báo cáo, so sánh và giám sát.

20

Trên phương diện kế toán, các khoản vay nên được ghi nhận là có thể bị giảm giá trị và việc lập dự phịng là cần thiết nếu ngân hàng không thể thu hồi được cả gốc và lãi trong thời hạn hợp đồng. Trích lập DPRR tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay. Các nhà quản lý ngân hàng sẽ đánh giá được rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay dựa trên các thông tin sử dụng để phân tích. Chính vì vậy, trích lập DPRR tín dụng là q trình chủ yếu dựa vào cảm quan và có thể được các ngân hàng sử dụng với mục đích làm giảm các khoản lợi nhuận ngân hàng. Khi chi phí DPRR được tính trừ thuế, việc giảm lợi nhuận có thể làm cho ngân hàng giảm bớt nghĩa vụ về thuế cho mình. Mặt khác, một số ngân hàng có thể khơng muốn trích lập DPRR tín dụng q lớn vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận của ngân hàng và cổ tức cổ đông.

1.2.3. Nội dung của phân loại nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế1.2.3.1 Nội dung của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 1.2.3.1 Nội dung của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39

IAS 39 là một trong 41 Chuẩn mực Kế toán quốc tế được xây dựng ban hành năm 1998 và hoàn thiện qua các năm 2003 và 2004 bởi Uỷ Ban Chuẩn mực Kề toán Quốc tế (IASB), một tổ chức độc lập được tài trợ bởi chính phủ của các nước phát triển. Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm tạo ra những nguyên tắc cho việc ghi nhận và xác định giá trị của các tài sản tài chính, cơng nợ tài chính và một số các hợp đồng mua hoặc bán các tài sản phi tài chính. IAS 39 được dựa trên việc sử dụng giá trị hợp lý (Fair value) là giá trị mà tại đó một tài sản có thể dùng để trao đổi hoặc một công nợ được thanh tốn giữa các bên có hiểu biết và mong muốn thực hiện giao dịch bình đẳng.

IAS 39 gồm bốn nội dung cơ bản sau:

a.Ghi nhận và dừng ghi nhận tài sản tài chính

Một tổ chức sẽ ghi nhận một tài sản hay một cơng nợ tài chính vào Bảng cân đối kế tốn khi và chỉ khi nó trở thành một bên tham gia các điều khoản của cơng cụ đó. Việc giao dịch mua hoặc bán các tài sản tài chính thơng thường sẽ được ghi nhận theo ngày giao dịch hay ngày thanh toán. Lãi suất thường khơng được tính dự thu giữa ngày giao dịch và ngày thanh tốn.

21

Có bốn loại tài sản tài chính:

Tài sản tài chính hoặc cơng nợ tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thơng qua lỗ hoặc lãi và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

• Được xếp vào nhóm : tài sản giữ để kinh doanh. Tài sản tài chính hoặc cơng nợ tài chính được xếp vào nhóm này khi:

Tài sản đó được mua hoặc bán với mục đích sẽ bán đi hoặc mua lại trong thời gian ngắn.

Một phần của danh mục các cơng cụ tài chính tương tự cùng được quản lý và có bằng chứng thực tế cho thấy rằng đã thu được lợi nhuận ngắn hạn trong giai đoạn vừa qua.

Là một công cụ phái sinh.

• Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là các tài sản tài chính phi phái sinh với khoản thanh tốn cố định hoặc có thể xác định được và có thời gian đáo

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w