Nhóm giải pháp về cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 84)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

3.2. Một số giải pháp cho phân loại nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ sở pháp lý

3.2.1.1 Hoàn thiện nội dung hệ thống XHTDNB theo chuẩn mực quốc tế Qua những phân tích về sự khác biệt giữa quyệt định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam và IAS 39 về việc quy định phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng. Quyết định 439/2005/QĐ - NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng ngày 22/4/2005 đã sử dụng các chi tiêu định tính (tình hình tài chính, khả năng trả nợ của người vay) vào việc đánh giá và phân loại nợ. Hay nói cách khác, việc trích lập DPRR tín dụng phải lấy đối tượng là toàn bộ dư nợ cho vay của khách hàng vay (theo mã số khách hàng - số CIF). Tuy nhiên, việc tính tốn giá trị của khoản vay phải được tính theo chi phí phân bổ (amortised cost) và sử dụng phương pháp lãi suất thực tế (effective interest method) thay vì giá trị sổ sách như hiện nay chưa thực hiện được. Vì vậy, việc đưa ra một hệ thống xếp hạng tín dụng nơi bộ thể hiện rõ nét căn cứ đánh giá chất lượng khoản vay theo Quyết định 493 này là các chỉ tiêu định tính hướng NHTM tập trung vào việc xem xét đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay. Tuy nhiên, quá trình thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hỗ trợ hiệu quả cho cách phân loại nợ cần thiết phải có một lộ trình hợp lý. Trong Quyết định 493 đã khẳng định rằng: “Trong thời gian tối đa là 3 năm kể từ ngày Quy định này(Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN) có hiệu lực, TCTD phải xây dựng Hệ thống XHTDNB để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD”. Đây là một khoảng thời gian tương đối hợp lý vì NHNN VN đã căn cứ vào kinh nghiệm của các nước Châu Á có điều kiện kinh tế giống Việt Nam để đưa ra lộ trình 3 năm như trên. Ví dụ như Thái Lan đã mất hơn hai năm (từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 12 năm 2000) để đưa quy định phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo thông lệ quốc tế vào thực tiễn hoạt động tại các NHTM Thái Lan.

Những thay đổi trong Quyết định 493 là rất kịp thời. Tuy nhiên, trong thực tiễn 4 năm trở lại đây, các tổ chức kiểm toán đọc lập khi thực hiện việc kiểm toán các NHTM ở Việt Nam đã đưa ra một hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng khá hiệu quả, nó vừa phù hợp vơi thực tiễn của Việt Nam, vừa đảm bảo yêu cầu về chỉ tiêu

Tình hình thanh tốn

nợ Tốt Trung bình Xấu

Tốt Đạt tiêu

chuẩn Cần chú ý Dưới chuẩn Tương đối tốt Cần chú ý Dưới chuẩn Dưới chuẩn Trung bình Dưới chuẩn Có vấn đề Khơng thu hồi

được Dưới trung bình Dưới chuẩn Có vấn đề Khơng thu hồi

được Tồi Có vấn đề Khơng thu hồi

được

Khơng thu hồi được

_______________________________________________(Nguồn: Kiểm tốn quốc tế)

69

định tính của IAS 39. Thực chất, hệ thống đánh giá này được tạo ra trên cơ sở Mau thẩm định theo IAS 39. Tín dụng sẽ được xếp hạng dựa vào ma trận sau:

Bằng việc xem xét, thẩm định người đi vay theo hai tiêu chí: tình hình tài chính và tình hình thanh tốn để đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay, sau đó sử dụng ma trận bảng 3.1 để XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp thành năm mức như yêu cầu của Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN. Từ đó, xác định được tỷ lệ trích lập dự phịng tương ứng với mỗi mức (ở đây để đơn giản hóa phương pháp trích lập dự phịng nên tạm thời chưa đề cập đến yếu tố tài sản đảm bảo). Hệ thống đánh giá XHTDNB đối với khách hàng vừa đơn giản trong việc áp dụng vừa phân tích được tổng hợp về khả năng trả nợ của người vay hơn nữa nó lại đảm bảo được yêu cầu thứ nhất của IAS 39. Tuy nhiên, cũng khơng thể phủ nhận được những khó khăn mà hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng theo kiểu này sẽ gặp phải đó là vấn đề thơng tin khơng cân xứng.

Bảng 3.1: Ma trận đánh giá chỉ tiêu định tính của khoản vay để xác định tỷ lệ chấp nhận theo IAS 39

Để tiên tới áp dụng triệt để IAS 39 vào đánh giá tình hình tài chính của khách hàng tại NHTM nói riêng và NHTM Việt Nam nói chung, tức là phải đáp ứng được cả yêu cầu thứ hai của IAS 39 (sử dụng giá trị khấu hao để xác định giá trị

70

ghi nhận tiếp theo của khoản vay) cần phải có một lộ trình xa hơn nữa và những sự chuẩn bị mang tính chất tiền đề can bản của hệ thống cơ sở pháp lý cũng như công nghệ ngân hàng.

3.2.1.2 Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị của tài sản đảm bảo theo yêu cầu của IAS 39

Theo yêu cầu của IAS 39 - phiên bản ngày 31/3/2014, giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay sẽ bằng giá trị hiện tại của tài sản đảm bảo được chấp nhận bởi tổ chức thẩm định được chiết khấu theo lãi suất thực tế (effective interest rate). Trong Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN tuy có quy định cụ thể hơn về cách tính giá trị tài sản đảm bảo sử dụng tỷ lệ tối đa áp dụng cho việc xác định giá trị tài sản đảm bảo nhưng vẫn sử dụng giá trị ước tính sẽ thu hồi được trong tương lai khi khách hàng mất khả năng thanh tốn nợ cho nên nó phải được đưa về hiện tại theo phương pháp lãi suất thực tế/ thực tế theo quy định của IAS 39. Vậy, nên để hoàn thiện phương pháp xác định giá trị tài sản đảm bảo theo yêu cầu của IAS 39 thì yếu tố luồng tiền vào tài sản đảm bảo chiết khấu từ tương lai về hiện tại phải được tính đến.

3.2.1.3 Hồn thiện dự phịng chung rủi ro tín dụng theo yêu cầu IAS 39 Theo IAS 39, NHTM không được phép ghi nhận khoản DPRR tín dụng chung để bù đắp cho tổn thất tín dụng dự kiến trong tương lai. Điêù này có nghĩa là quy định về ghi nhận suy giảm giá trị cơng cụ tài chính trong IAS 39 là khác biệt so với những quy định của basel II. Mặc dù vậy, NHTM có thể trích lập DPRR tín dụng chung của một nhóm những khoản cho vay chưa nhận biết riêng biệt được sự suy giảm giá trị của từng khoản cho vay trong nhóm đó. Khoản dự phịng chung này phải có quan hệ tới những tổn thất tín dụng phát sinh từ những sự kiện gây suy giảm giá trị hoặc những tình huống cụ thể phát sinh kể từ lần ghi nhận đầu tiên của nhóm các khoản cho vay này.

Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN đã quy định các NHTM phải tiến hành trích lập DPRR tín dụng chung (TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4) và khoản dự phịng chung này được hạch tốn vào chi phí hoạt động của NHTM. Thực chất,

71

điều này chưa phù hợp với yêu cầu của IAS 39 và cũng chưa phù hợp với thực tế khách quan bởi vì mức trích lập dự phịng chung quy định là 0,75% cịn thiếu cơ sở.

3.2.2. Nhóm giải pháp vận dụng chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại

3.2.2.1 Tăng cường tính tự chủ cho Ngân hàng thương mại Việt Nam trongviệc thực hiện XHTDNB việc thực hiện XHTDNB

Theo chuyên gia kinh tế của WB chỉ rõ qua việc nêu ra năm đặc trưng cơ bản của khu vực Tài chính - ngân hàng của Việt Nam:

Ở các NHTM Việt Nam cịn thiếu những cán bộ phân tích tín dụng có trình độ.

Ở các NHTM Việt Nam ít có sự phân tách chức năng rõ ràng giữa bộ phận front office và bộ phận back office. Do vậy dẫn đến khơng có sự độc lập của các khâu thẩm định tín dụng.

Thanh tra ngân hàng của NHNN VN thực hiện quản lý phân tán và thiếu các thanh tra tại chỗ và các giám sát viên từ xa các ngân hàng có trình độ ở một số tỉnh thành.

Bộ phận kiểm toán nội bộ của các NHTM Việt Nam cịn chưa phát triển và thiếu tính độc lập.

Thiếu những kiểm tốn viên độc lập có trình độ trong lĩnh vực kiểm tốn ngân hàng.

Vì vậy, NHNN VN cho phép các NHTM chủ động trong việc xây dựng cho ngân hàng mình một hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp. Bởi vì mỗi một NHTM Việt Nam đều có những nhóm khách hàng vay hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù với đặc điểm kinh doanh khác nhau và chỉ có NHTM đã cho vay khách hàng đó tỏng nhiều năm mới hiểu sâu sắc về tình hình tài chính và độ rủi ro thực sự của những khách hàng này (điều này được thanh tra ngân hàng và kiểm tốn đọc lập rất khó có thể biết chính xác hơn CBTD của NHTM). Do vậy, việc tăng cường tính tự chủ trong XHTDNB các NHTM Việt Nam sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, khi đó họ có thể chủ động quản trị được chi phí hoạt độngvà từ đó gián tiếp quản trị được lợi nhuận của mình. Có thể nói, NHTM và cá NHTM trong nước có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường cho vay các tổ chức

72

kinh tế và cá nhân ở Việt Nam là một lợi thế hết sức lớn trong việc cạnh tranh với các NHTM nước ngoài khi Việt Nam phải thực hiện những cam kết trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và nó sẽ được cụ thể hóa trong việc xây dựng hệ thống XHTDNB nói riêng và việc quản trị rủi ro tín dụng nói chung của các NHTM Việt Nam.

Trên cơ sở năm đặc trưng cơ bản của hệ thống NHTM Việt Nam trên đây và yêu cầu tất yếu của việc tăng tính tự chủ trong xây dựng hệ thống XHTDNB tại các NHTM nói chung (trong đó có NHTM) bao gồm:

Một là: Từng bước khắc phục các hạn chế được phản ánh trong năm đặc trưng cơ bản đã nên trên đối với việc tăng cường tính tự chủ trong hồn thiện hệ thống XHTDNB tại các NHTM Việt Nam.

Tích cực địa tạo nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định tín dụng của NHTM.

Phân tách chức năng rõ ràng giữa bộ phận font office và bộ phận back office vào trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Để từ đó tạo ra sự độc lập của bộ phận thẩm định tín dụng.

Cải tổ mơ hình quản lý phân tán của Vụ Thanh tra ngân hàng - NHNN Việt Nam và tiến tới chuyển hẳn sang mơ hình quản lý tập trung, đặc biệt là về mặt thơng tin (tồn bộ thông tin về các NHTM được cập nhật và lưu trữ ở một kho cơ sở dữ liệu trung ương).

Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chun mơn cho các thanh tra viên tại chỗ và giám sát viên từ xa của Vụ Thanh tra ngân hàng - NHNN VN và bổ sung thêm nhân sự còn thiếu của bộ phận này ở các tỉnh thành.

Tăng cường nhận thức của bân lãnh đạo các NHTM Việt Nam về vai trò và chức năng của bộ phận kiểm tốn nội bộ ngân hàng. Từ đó có kế hoạch đào tạo và phát triển bộ phận này lên xứng tầm với vai trò đang ngày càng tăng của bộ phận kiểm toán nội bộ.

Tăng cường đào tạo chuyên ngành kiểm toán ngân hàng trong các trường đại học khối kinh tế để bổ sung thêm nhân lực cho các cơng ty kiểm tốn độc lập về mảng kiểm toán độc lập các NHTM.

T3

Hai là: Hướng dẫn áp dụng tỷ trọng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nới lỏng dần. nghiệp vụ tín dụng của các NHTM là một nghiệp vụ hết sức phức tạp và đa dạng, kéo theo đó XHTDNB cũng phải rất linh hoạt để phù hợp vời từng ngành nghề của khách hàng vay (sản xuất hay dịch vụ), với quy mô và kinh nghiệm cho vay của NHTM (ngân hàng lớn giàu kinh nghiệm kinh doanh hay là ngân hàng nhỏ, chưa có truyền thống lâu đời).

Ba là: Định kỳ tổ chức hội nghị tổng kết tình hình, đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động XHTDNB đối với khách hàng. Tùy theo điều kiện cụ thể có thể tổ chức hội nghị tổng kết trong toàn chi nhánh hoặc chỉ trong phịng tín dụng. Hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm cần được tồn thể cán bộ nhìn nhận một cách nghiêm túc để khơng phạm những thiếu sót đã xảy ra nếu có.

Bốn là: Áp dụng chế độ thưởng phạt công bằng, nghiêm minh. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá CBTD trong quá trình làm việc, các ngân hàng áp dụng một chính sách thưởng phạt cơng bằng, nghiêm minh với mục đích gắn trách nhiệm của CBTD với hoạt động phân tích, thẩm định khách hàng.

3.2.2.2 Đẩy nhanh q trình hồn thiện hệ thống XHTDNB

Các NHTM Việt Nam cần quan tâm tới việc xây dựng HTXHTDNB với tính chuyên nghiệp cao, nên áp dụng kĩ thuật phân loại nợ và theo dõi trên bảng xếp hạng nợ, trong đó các khoản nợ được xếp theo mức độ rủi ro dựa trên cơ sở tình hình tài chính của bên đi vay. Cùng với việc phân loại, xếp hạng các món nợ, ngân hàng chủ nợ cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ cần thiết để theo dõi diễn biến của bên đi vay, tiến độ thanh tốn nợ, từ đó có giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro nợ khó địi. Ngân hàng có thể tham khảo các kĩ thuật kiểm soát nợ của doanh nghiệp, mặc dù đặc điểm nợ cho vay của NHTM khơng hồn tồn giống như các doanh nghiệp.

3.2.2.3 Tạo ra sự phân tách về mặt tổ chức giữa khối kinh doanh (frontoffice) và các khối quản lí rủi ro, tác nghiệp và hỗ trợ (Back/support office). office) và các khối quản lí rủi ro, tác nghiệp và hỗ trợ (Back/support office).

Tạo lập được cơ cấu tổ chức hướng dẫn theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro, phần lớn các nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ cấp tín dụng đã được thực hiện và kiểm soát qua 03 khâu: đề xuất - quản lý rủi ro/phê duyệt - tác nghiệp.

74

Để đảm bào quy trình phân tích tín dụng trong đó có hoạt động chấm điểm khách hàng được tuân thủ triệt để, ngân hàng cần có kế hoạch tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ với nghiệp vụ này. Mục đích chính là đánh giá mức độ tuân thủ các quy chế tín dụng và hạn chế những nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng được phát sinh từ phía CBTD. Việc kiểm tra này được tiến hành trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau cho vay.

3.2.2.4 Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nâng cao năng lựcTrước xu thế hội nhập Quốc tế đang diễn ra hiện nay, việc tuân thủ các Trước xu thế hội nhập Quốc tế đang diễn ra hiện nay, việc tuân thủ các Chuẩn mực và thơng lệ Kế tốn Quốc tế trở thành nhiệm vụ hàng đầu tại các NHTM, đặc biệt là trong chế độ báo cáo tài chính. Trong báo cáo tài chính, một trong những khoản mục quan trọng nhất tại NHTM là tình hình chất lượng tín dụng biểu hiện qua nợ xấu và trích lập DPRR tín dụng. Vì vậy, để có thể thực hiện minh bạch hóa tình hình nợ xấu và số trích lập DPRR tín dụng của mình, NHTM phải tuân thủ Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Để tuân thủ tốt IAS 39, NHTM cần phải hiểu rõ những yêu cầu của IAS 39. Vì vậy, các NHTM cần tổ chức đào tạo cập nhật kiến thức về IAS 39 nói riêng và Chuẩn mực Kế tốn Quốc tế nói chung cho cán bộ ngân hàng mình. Đặc biệt là đội ngũ Ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định tín dụng và cá cán bộ kiểm tốn nội bộ tai NHTM.

Chất lượng của đội ngũ CBTD là nhân tố quan trọng bậc nhất trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại NHTM. Do đó, các ngân hàng cần có các biện pháp bồi dưỡng thơng tin và kiến thức chuyên môn cho các CBTD, đặc biệt là về các yêu cầu trong phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng và trích lập DPRR tín dụng theo IAS.

Ngoài ra, cũng cần nâng cao sự nhận thức về vấn đề phối hợp với cán bộ tín dụng trong quản lý nợ, phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng của các phịng ban chức năng.

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w