Thực trạng về tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 51 - 52)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

2.2. Thực trạng phân loại nợ xấutheo chuẩn mực quốc tế tại các Ngân hàng

2.2.2. Thực trạng về tài sản đảm bảo

Thứ nhất; Tình hình tái định giá tài sản đảm bảo

Trong hoạt động cấp phát tín dụng của mình, các ngân hàng định giá tài sản rất sát với thị trường giao dịch mua bán tài sản đảm bảo tại thời điểm cấp phát tín dụng và đồng thời cho vay với tỷ lệ rất cao, khoảng 70% giá trị tài sản đảm bảo, thậm chí có thể lên đến 80 - 90% hoặc 100% tri giá tài sản nếu ngân hàng đánh giá khách hàng đó là khách hàng VIP hoặc là khách hàng tiềm năng có thể đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Thực tế cho thấy ở hầu hết các ngân hàng thương mại, công tác định kỳ tái định giá lại giá trị tài sản đảm bảo đang không được chú trọng đúng mức. Các chuyên viên khách hàng thông thường chỉ thực hiện tương đối kỹ càng công tác định giá tài sản đảm bảo tại thời điểm phát sinh nhu cầu tín dụng của người đi vay, cịn lại rất ít chú trọng đến việc định kỳ tái định giá lại tài sản đảm bảo.

Trong khi đó, quy trình cấp phát tín dụng được xây dựng tại các ngân hàng thương mại thì việc định kỳ tái định giá lại tài sản đảm bảo được xem là một khâu hết sức quan trọng trong việc cấp tín dụng mà các chuyên viên khách hàng bắt buộc phải thực hiện thơng thường là 3 tháng thì tiến hành tái định giá một lần. Tuy nhiên việc thực hiện tái định giá tài sản đảm bảo thông thường chỉ được thực hiện lại tại thời điểm tái cấp hồ sơ tín dụng (thơng thường là 1 năm đối với các khách hàng doanh nghiệp vay hạn mức tín dụng ngắn hạn bổ sung vốn kinh doanh).

Đối với các hồ sơ vay vốn cá nhân, việc thực hiện công tác tái định giá tài sản đảm bảo càng ít được chú trọng hơn. Thơng thường các khoản vay cá nhận này hầu hết là vay trung dài hạn, chuyên viên khách hàng tại các ngân hàng chỉ thực hiện việc định giá tài sản đảm bảo tại thời điểm cấp phát tín dung và sau đó đóng hồ sơ. Cơng tác tái định giá cũng được thực hiện nhưng chỉ là trên bề mặt hồ sơ để đảm

39

bảo đầy đủ chứng từ đối với hồ sơ tín dụng chứ khơng thực sự thẩm định thực tế lại tài sản đảm bảo.

Thứ hai; Tình hình phát mại tài sản đảm bảo

Theo báo cáo từ các NHTM và TCTD, tỷ lệ nợ xấu có tài sản đảm bảo cao nhưng khả năng phát mại tài sản khơng cao. Hiện nay chỉ có khoảng 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo, 16% khơng có tài sản đảm bảo. Tại thời điểm thế chấp, nếu xét theo giá trị tài sản đảm bảo dựa trên giá trị nợ xấu ở khoảng 135%. Chỉ xét riêng các khoản nợ xấu có đảm bảo bằng bất động sản thì tỷ lệ này là 180%. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khả năng phát mại tài sản đảm bào là không cao. Đối với các tài sản là bất động sản, do sự trầm lắng của thị trường nên giá trị tài sản thấp. Các tài sản như máy móc, trang thiết bị thì hầu hết đều mang tính đặc thù ngành nghề nên khả năng phát mại cũng rất thấp. Đối với tài sản thế chấp bằng hàng tồn kho luân chuyển cũng khó có thể phát mại khi mà nền kinh tế đang trì trệ, bản thân các doanh nghiệp với sự am hiểu và các mối quan hệ ngành nghề lớn hơn ngân hàng cũng khơng thể bán được hàng hóa.

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w