Cơ sở luận về phân loại nợ xấutheo chuẩn mực quốc tế

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 31)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

1.2. Cơ sở luận về phân loại nợ xấutheo chuẩn mực quốc tế

1.2.1. Khái niệm phân loại nợ xấu

Phân loại nợ xấu được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các danh mục cho vay và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm tương đồng của khoản vay.

1.2.2. Sự cần thiết của phân loại nợ xấu

Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm sốt chất lượng danh mục cho vay và trong trường hợp cần thiết, sẽ có các biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong chất lượng tín dụng các danh mục cho vay. Khi đánh giá một khoản vay, nếu thực hiện phân loại nhóm nợ khơng chính xác có thể gây ảnh hưởng khơng tốt tới cả ngân hàng và khách hàng vay. Nếu phân loại vào nhóm có rủi ro quá cao, ngân hàng sẽ phải tăng mức trích lập DPRR, làm tăng chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng khi mà mức rủi ro đánh giá cao hơn mức rủi ro thực tế của khách hàng. Nếu đánh giá khoản vay có mức độ rủi ro quá thấp, ngân hàng sẽ được trích mức DPRR thấp hơn nhưng khi có rủi ro xảy ra thì nguồn dự phịng đã trích lập sẽ khơng đủ để xử lý khoản nợ xấu này, gây khó khăn cho ngân hàng. Vì vậy, phân loại nhóm nợ chính xác là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi ngân hàng. Thông thường, các ngân hàng sử dụng hệ thống phân loại nội bộ, hệ thống phân loại quy định bởi các nhà giám sát yêu cầu được sử dụng chủ yếu phục vụ mục tiêu báo cáo, so sánh và giám sát.

20

Trên phương diện kế toán, các khoản vay nên được ghi nhận là có thể bị giảm giá trị và việc lập dự phịng là cần thiết nếu ngân hàng khơng thể thu hồi được cả gốc và lãi trong thời hạn hợp đồng. Trích lập DPRR tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay. Các nhà quản lý ngân hàng sẽ đánh giá được rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay dựa trên các thơng tin sử dụng để phân tích. Chính vì vậy, trích lập DPRR tín dụng là q trình chủ yếu dựa vào cảm quan và có thể được các ngân hàng sử dụng với mục đích làm giảm các khoản lợi nhuận ngân hàng. Khi chi phí DPRR được tính trừ thuế, việc giảm lợi nhuận có thể làm cho ngân hàng giảm bớt nghĩa vụ về thuế cho mình. Mặt khác, một số ngân hàng có thể khơng muốn trích lập DPRR tín dụng q lớn vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận của ngân hàng và cổ tức cổ đông.

1.2.3. Nội dung của phân loại nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế1.2.3.1 Nội dung của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 1.2.3.1 Nội dung của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39

IAS 39 là một trong 41 Chuẩn mực Kế toán quốc tế được xây dựng ban hành năm 1998 và hoàn thiện qua các năm 2003 và 2004 bởi Uỷ Ban Chuẩn mực Kề toán Quốc tế (IASB), một tổ chức độc lập được tài trợ bởi chính phủ của các nước phát triển. Mục tiêu của chuẩn mực này là nhằm tạo ra những nguyên tắc cho việc ghi nhận và xác định giá trị của các tài sản tài chính, cơng nợ tài chính và một số các hợp đồng mua hoặc bán các tài sản phi tài chính. IAS 39 được dựa trên việc sử dụng giá trị hợp lý (Fair value) là giá trị mà tại đó một tài sản có thể dùng để trao đổi hoặc một cơng nợ được thanh tốn giữa các bên có hiểu biết và mong muốn thực hiện giao dịch bình đẳng.

IAS 39 gồm bốn nội dung cơ bản sau:

a.Ghi nhận và dừng ghi nhận tài sản tài chính

Một tổ chức sẽ ghi nhận một tài sản hay một cơng nợ tài chính vào Bảng cân đối kế tốn khi và chỉ khi nó trở thành một bên tham gia các điều khoản của cơng cụ đó. Việc giao dịch mua hoặc bán các tài sản tài chính thơng thường sẽ được ghi nhận theo ngày giao dịch hay ngày thanh tốn. Lãi suất thường khơng được tính dự thu giữa ngày giao dịch và ngày thanh tốn.

21

Có bốn loại tài sản tài chính:

Tài sản tài chính hoặc cơng nợ tài chính phản ánh theo giá trị hợp lý thơng qua lỗ hoặc lãi và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

• Được xếp vào nhóm : tài sản giữ để kinh doanh. Tài sản tài chính hoặc cơng nợ tài chính được xếp vào nhóm này khi:

Tài sản đó được mua hoặc bán với mục đích sẽ bán đi hoặc mua lại trong thời gian ngắn.

Một phần của danh mục các cơng cụ tài chính tương tự cùng được quản lý và có bằng chứng thực tế cho thấy rằng đã thu được lợi nhuận ngắn hạn trong giai đoạn vừa qua.

Là một cơng cụ phái sinh.

• Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là các tài sản tài chính phi phái sinh với khoản thanh tốn cố định hoặc có thể xác định được và có thời gian đáo hạn cố định mà một tổ chức có ý định giữ đến ngày đáo hạn.

• Các khoản phải trả và khoản phải thu: là các tài sản tài chính phi phái sinh với khoản thanh tốn cố định hoặc có thể xác định được mà các khoản thanh tốn này khơng được niêm yết trên một thị trường hiệu quả.

• Các tài sản sẵn sàng để bán: là các tài sản tài chính phi phái sinh được xác định là sẵn sàng để bán.

b.Xác định giá trị tài sản tài chính

Xác định giá trị ban đầu của tài sản hoặc cơng nợ tài chính

Khi một tài sản hoặc một cơng nợ tài chính được ghi nhận lần đầu, một tổ chức sẽ định giá nó theo giá trị hợp lý cộng với chi phí giao dịch liên quan trực tiếp tới việc mua hoặc phát hành tài sản hoặc cơng nợ tài chính

Xác định giá trị tiếp theo của tài sản tài chính

Sau khi ghi nhận lần đầu, một tổ chức phải đánh giá lại giá trị các tài sản tài chính bao gồm các cơng cụ tài chính phái sinh và ghi nhận trên sổ sách kế tốn.

Đối với các cơng cụ tài chính giữ để kinh doanh: giá trị tiếp theo được ghi nhậnlà giá trị hợp lý. Phần chêch lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý được ghi nhận vào lãi/lỗ thuần trong kỳ.

22

Đối với các cơng cụ tài chính giữ đến ngày đáo hạn, các khoản phải thu và phải trả : giá trị tiếp theo được ghi nhận là giá trị khấu hao có tính đến khả năng giảm giá. Giá trị khấu hao của tài sản tài chính là giá trị ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc cơng nợ tài chính trừ đi phần gốc (nếu có), cộng hoặc trừ các khoản khấu hao luỹ kế của phần chêch lệch giữa giá trị ghi nhận ban đầu và giá trị đáo hạn, và trừ đi khoản ghi giảm giá trị do giảm giá hoặc không thể thu hồi được.

Đối với các cơng cụ tài chính giữ để bán: giá trị tiếp theo được ghi nhận là giá trị thực tế, giá trị thị trường. Tuy nhiên đối với một số công cụ không được bán rộng rãi trên thị trường và không thể xác định được giá trị hợp lý thì sẽ ghi nhận theo giá trị khấu hao.

Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị tiếp theo có thể được ghi nhận ngay vào báo cáo lãi/lỗ hoặc ghi nhận vào vốn chủ sở hữu cho đến khi tài sản đó được bán.

c. Giảm giá trị tài sản tài chính

Một tổ chức cần đánh giá vào mỗi ngày lập Bảng cân đối kế tốn xem có bất kỳ bằng chứng khách quan nào cho thấy sự giảm giá trị của một hoặc một nhóm tài sản tài chính hay khơng. Một hoặc một nhóm tài sản tài chính sẽ bị giảm giá trị hoặc lỗ khi có bằng chứng khách quan cho thấy rằng việc giảm giá trị là do một hoặc một số sự kiện xảy ra sau lần ghi nhận đầu tiên và khả năng bị lỗ sẽ gây ảnh hưởng đến dịng tiền ước tính trong tương lai phát sinh từ một hoặc một số tài sản tài chính. Trong nhiều trường hợp, việc xác định ra một khả năng độc lập gây nên việc giảm giá trị có thể khơng khả thi do nó là kết quả của nhiều sự kiện hoặc khả năng. Các khoản lỗ có thể xảy ra trong tương lai dù mức độ chắc chắn cao hay thấp cũng khơng được ghi nhận.

d. Nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro

Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý: là phòng ngừa những rủi ro xuất phát từ sự thay đổi trong giá trị hợp lý của một tài sản hay công nợ đã được ghi nhận, hoặc một cam kết chắc chắn chưa được ghi nhận. Sự thay đổi này xuất phát từ một rủi ro cụ thể làm ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Phòng ngừa rủi ro dòng tiền: là việc phòng ngừa rủi ro do biến động của dòng tiền bắt nguồn từ một rủi ro cụ thể liên quan đến một tài sản hoặc một cơng nợ

23

đã ghi nhận hoặc một giao dịch có thể xảy ra trong tương lai và có thể ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ trong kinh doanh.

Phòng ngừa rủi ro đầu tư thuần vào hoạt động nước ngoài.

Từ việc nêu ra cách phòng ngừa rủi ro, IAS 39 đã đề ra cách hạch tốn đối với từng trường hợp:

Đối với phịng ngừa rủi ro giá trị hợp lý:

Lãi hoặc lỗ do việc đánh giá lại công cụ bảo hiểm tại giá trị hợp lý hoặc loại ngoại tệ được sử dụng trong giá trị ghi sổ điều chuyển sang sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các khoản lỗ lãi xuất phát từ đối tượng bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm sẽ làm thay đổi giá trị ghi sổ chuyển sang và sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cách xử lý này sẽ được áp dụng nếu đối tượng bảo hiểm được định giá theo chi phí. Việc ghi nhận lỗ hay lãi do rủi ro được bảo hiểm vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được áp dụng nếu đối tượng bảo hiểm là một tài sản tài chính sẵn sàng để bán.

Đối với phòng ngừa rủi ro dòng tiền:

Một phần của khoản lỗ hoặc lãi xuất phát từ công cụ bảo hiểm hiệu quả sẽ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu thơng qua việc trình bày những thay đổi trong vốn chủ sở hữu.

Phần lãi hoặc lỗ của công cụ bảo hiểm kém hiệu quả sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh.

Hiệu quả của biện pháp bảo hiểm phải được xác định một cách đáng tin cậy, tức là giá trị hợp lý hoặc dịng tìên của đối tượng bảo hiểm liên quan đến rủi ro bảo hiểm và giá trị hợp lý của cơng cụ bảo hiểm có thể được xác định một cách hợp lý.

Đối với phòng ngừa rủi ro một khoản đầu tư thuần : Việc bảo hiểm các khoản đầu tư nước ngoài thuần bao gồm bảo hiểm một hạng mục tiền tệ được xem là một phần của khoản đầu tư nước ngoài thuần sẽ được xử lý tương tự như bảo hiểm dòng tiền :

Một phần của khoản lỗ hoặc lãi xuất phát từ công cụ bảo hiểm hiệu quả sẽ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu thơng qua việc trình bày những thay đổi trong vốn chủ sở hữu.

24

Phần lãi hoặc lỗ của công cụ bảo hiểm kém hiệu quả sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh.

1.2.3.2 Nội dung của xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế

Các chuẩn mực quốc tế đều đề cao yếu tố “khả năng trả nợ của khách hàng” trong phân loại nợ. Để có thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng, Ủy ban Basel đã đưa ra hai phương pháp đo lường cơ bản rủi ro tín dụng của NHTM đó là: Phương pháp chuẩn hóa và phương pháp dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Phương pháp chuẩn hóa (Standardised Approach): Rủi ro được phân bổ theo từng loại riêng biệt. Rủi ro sẽ được phân biệt theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng bên ngoài đối với khách hàng doanh nghiệp, quốc gia và ngân hàng. Bộ phạn giám sát sẽ quyết định cách xử lý đối với từng loại rủi ro.

Phương pháp dựa trên hệ thống chấm điểm nội bộ (Internal Rating Based Approach) bao gồm:

Hệ thống chấm điểm cơ bản: Mỗi NHTM xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường khả năng vỡ nợ của khách hàng, tổn thất dự kiến được quyết định bởi bộ phận/ cơ quan giám sát, cơ quan giám sát đưa các tiêu thức xác định các khoản nợ có vấn đề.

Hệ thống chấm điểm tiên tiến: Mỗi NHTM xây dựng một hệ thống XHTDNB để đo lường khả năng vỡ nợ của mỗi khách hàng vay, tổn thất dự kiến do ngân hàng quyết định, ngân hàng đưa các tiêu thức xác định các khoản nợ có vấn đề.

Việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Ủy ban Basel có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng tài chính vững mạnh, đáp ứng các điều kiện tiên quyết của quá trình gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia. Những vấn đề giám sát liên quan chặt chẽ đến việc đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và định giá các khoản cho vay tại NHTM.

Theo quy định của Ủy ban Basel, để xác định tài sản có rủi ro quy đổi từ hoạt động tín dụng (chính là việc đo lường rủi ro tín dụng trong q trình tính hệ số CAR), ngân hàng có thể lựa chọn hai phương pháp: Phương pháp chuẩn hóa hoặc

STT Chỉ tiêu Cách xác định

Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu - trên Bảng cân đối kế tốn

"2 Số lượng lao động Cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu thơng tin này và lưu lại trong hồ sơ tín dụng của khách hàng.

~3 Doanh thu thuần Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

25

Phương pháp dựa trên hệ thống chấm điểm nội bộ. Neu ngân hàng lựa chọn phương pháp thứ hai, điều đó có nghĩa là ngân hàng phải xây dựng một hệ thống XHTDNB. Tuy nhiên, hệ thống này phục vụ cho việc xác định tài sản có rủi ro quy đổi từ hoạt động tín dụng và làm cơ sở cho việc phân loại nợ, trích lập DPRR và tính tốn tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu tại NHTM.

Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để Việt Nam đưa yêu cầu xây dựng Hệ thống XHTDNB vào Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và mới nhất là Thông tư 02/2013/TT-NHNN như là một quy định bắt buộc.

Hệ thống XHTDNB đối với khách hàng giúp NHTM thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng.

Các bước thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM được thực hiện theo 6 bước như sau:

a. Bước 1: Xác định thông tin khách hàng

Xác định thông tin khách hàng chính là việc xác định khách hàng thuộc ngành nghề kinh tế nào?

Để xác định ngành nghề kinh doanh chính của khách hàng doanh nghiệp thường dựa vào các hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách hàng này (hoạt động mang lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu).

Trường hợp, khách hàng doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nhưng khơng có ngành nào chiếm trên 50% tổng doanh thu thì lựa chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng doanh nghiệp đang có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ.

b. Bước 2: Xác định quy mơ hoạt động của khách hàng

Cán bộ tín dụng của NHTM sẽ nhập vào hệ thống các thông tin sau để xác định quy mô doanh nghiệp.

26

^4 Tổng tài sản Tổng tài sản - trên Bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w