Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam
2.2. Thực trạng phân loại nợ xấutheo chuẩn mực quốc tế tại các Ngân hàng
2.2.3.2 Sự khác biệt trong quy định về phân loại nợ của Việt Nam và chuẩn
mực quốc tế
Qua cơ sở lý luận chung và ví dụ cụ thể vừa rồi chúng ta có thể thấy những khác biệt căn bản về phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo QĐ 493 và IAS 39 ở những điểm sau:
Thứ nhất, tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ khá cứng nhắc là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% tương ứng với nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Trong khi đó, IAS 39 khơng quy định một tỷ lệ bắt buộc nào cho từng nhóm nợ mà việc xác định tỷ lệ chấp nhận cho mục đích tính dự phịng rất linh hoạt được dựa trên những đánh giá cụ thể cho từng khoản vay.
Thứ hai, cơ sở để trích lập dự phịng theo Quyết định 493 là thời gian bị cơ cấu lại hay bị quá hạn của khoản vay. Còn cơ sở để trích lập dự phịng theo IAS 39 là chất lượng của khoản vay hay là những dấu hiệu của rủi ro mang tính định tính qua kết quả đánh giá.
Thứ ba, số DPRR tín dụng phải trích lập theo Quyết định 493 và 18 là dựa trên
giá trị sổ sách (giá trị ghi trên sao kê tín dụng của ngân hàng thương mại). Cịn theo IAS 39, số dự phịng được trích lập theo giá trị khấu hao của khoản vay tức là sử dụng
phương pháp lãi suất thực tế để tính luồng tiền vào trong tương lai từ khoản vay. Thứ tư, theo IAS 39, hai chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá phân loại nhóm nợ cho khoản vay là tình hình tài chính và tình hình trả nợ của khách hàng. Từ đó làm cơ sở để tính mức DPRR tín dụng cần phải trích lập. Quyết định 493/2005 do Ngân hàng nhà nước ban hành đã có những hướng dẫn cho các Ngân hàng thương mại trong việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo phương pháp định tính dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Có thể thấy rằng quy định này đã đề ra những tiêu chuẩn theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế IAS 39. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam chỉ có 1 số Ngân hàng thương mại là thực hiện được vấn đề này. Phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng tại hầu hết các NHTM vẫn chỉ thực hiện theo phương pháp định lượng. Tức là chỉ căn cứ vào thời gian khoản nợ bị cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc bị quá hạn để phân loại nhóm nợ cho
50
khoản vay đó mà chưa hề có một đánh giá nào mang tính định lượng để đánh giá đúng thực chất chất lượng của khoản vay.
Điều kiện để NHNN chấp thuận chính sách DPRR:
Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu 1 năm. Ket quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức.
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ, và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.
Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng và chính sách dự phịng của tổ chức tín dụng và tính độc lập của bộ phận quản lý rủi ro.
Hệ thống thơng tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và thích hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ.
Hàng năm tổ chức tín dụng phải tiến hành đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách DPRR cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Việc thay đổi, điều chỉnh chính sách dự phịng của tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Thứ năm, theo Quyết định 493,Quyết định 18, Quyết định 780 các khoản nợ được cơ cấu lại về thời hạn trả nợ vẫn có thể được phân loại vào nhóm 1 và số trích lập dự phịng là bằng 0. Nhưng khi so sánh với IAS 39, những khoản vay nào đã từng bị cơ cấu lại thời gian trả nợ sẽ bị đánh giá khả năng trả nợ ở mức trung bình và như vậy cho dù tình hình tài chính của khách hàng là tốt thì chắc chắn khoản vay này bị xếp vào nhóm 2 trở xuống, do đó những khoản vay này phải được trích lập dự phịng. Mặt khác, việc phân loại nhóm nợ và trích lập DPRR tín dụng như trên khơng phản ánh đúng chất lượng tín dụng ở các Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam.
51
Thứ sáu, Quyết định 493 và Quyết định 18 chưa có quy định rõ về định giá lại tài sản đảm bảo (đặc biệt tài sản đảm bảo là bất động sản) (Ngày 27/11/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 7789/NHNN- TTGSNH về việc trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro, trong văn bản có yêu cầu định giá lại giá trị TSĐB nhưng chưa cụ thể và tính bắt buộc chưa cao)do đó mặc dù trong quy trình tại các NH đều có mục định giá lại tài sản đảm bảo nhưng các Ngân hàng đã không định giá lại TSĐB khi xác định dự phòng, điều này dẫn đến số tiền trích dự phịng của các Ngân hàng thương mại báo cáo nhỏ hơn số liệu thực tế rất nhiều.
Như vậy, IAS 39 phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng cho các khoản vay qua việc phân tích chất lượng của khoản vay song song với việc đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để có được đánh giá đúng mức về khả năng thu hồi khoản vay tương ứng với mức độ rủi ro đó. Từ đó để tính tốn chính xác mức dự phịng cần phải trích lập. Cịn theo QĐ 493, việc phân loại nợ và trích lập DPRR chưa thực sự mang tính chất “dự phịng” theo đúng bản chất của nó do khơng có những đánh giá mang tính “dự báo” hay nói cách khác là chưa lường trước được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.