Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 94 - 95)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

3.2. Một số giải pháp cho phân loại nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt

3.2.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Kiến nghị NHNN VN sớm đưa Thông tư 02 và Thông tư 09 vào hoạt động để nâng mức độ phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Bởi Quyết định 493 còn nhiều điểm khác biệt so với Chuẩn mực kế toán Quốc tế, thể hiện:

Một là: Những phương pháp trích lập DPRR tín dụng của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một trong hai yêu cầu cơ bản của IAS 39. Để tiếp tục quá trình này, NHNN VN cần xây dựng một lộ trình cụ thể cho q trình hồn thiện quy định trích lập DPRR tín dụng tại Việt Nam, tiến tới đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu của IAS 39. Nói cách khác là NHNN Việt Nam phải có một lịch trình rõ ràng, cụ thể cho việc áp dụng Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN vào việc trích lập DPRR tín dụng ở các NHTM Việt Nam và việc tiến tới thực hiện xác định của các khoản cho vay theo giá trị khấu hao (amortised cost) và sử dụng phương pháp lãi suất thực tế (effective interest method) thay vì giá trị sổ sách như hiện nay.

Hai là: Khó khăn lớn nhất đang ngăn cản việc áp dụng toàn bộ yêu cầu của IAS 39 vào nghiệp vụ trích lập DPRR tín dụng ở các NHTM Việt Nam hiện nay là sự chênh lệch thông tin giữa ngân hàng và khách hàng vay. Thơng tin tín dụng để phân tích khả năng trả nợ của người vay thiếu đã giới hạn đáng kể mức độ áp dụng mẫu thẩm định theo IAS 39 vào thực tiễn đánh giá chất lượng khoản vay và trích lập DPRR tín dụng ở các NHTM Việt Nam. Tương lai của việc nâng cao chất lượng

78

thơng tin tín dụng ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC). NHNN VN cần đẩy nhanh q trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin của CIC và mở rộng phạm vi thơng tin tín dụng khai thác ở trung tâm cả về mặt thời gian lẫn khách hàng vay để các NHTM Việt Nam có thể kết nối trực tuyến với CIC mà khơng phải qua các chi nhánh NHNN cấp tỉnh như hiện nay.

Kiến nghị NHNN Việt Nam hướng dẫn đối với NHTM hoàn thiện hệ thống XHTDNB đối với khách hàng theo yêu cầu của Basel II thể hiện nội dung sau:

Một là: Cụ thể hóa những nội dung tối thiểu yêu cầu phải có đối với hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại các NHTM theo hướng: (1) Phân định rõ 2 nhóm tiêu chí đánh giá lớn là: Tình hình tài chính và Khả năng trả nợ; (2) Đưa những nội dung cơ bản của phương pháp dựa trên hệ thống chấm điểm nội bộ (Basel II) vào yêu cầu.

Hai là: Nghiên cứu và bổ sung nội dung yêu cầu của hệ thống XHTDNB với nhóm khách hàng doanh nghiệp có chung đặc tính rủi ro (dự phịng chung theo cách tiếp cận của IAS 39). Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những NHTM có lĩnh vực kinh doanh đặc trưng như Agribank (cho vay nơng dân), VCB (kinh doanh thẻ tín dụng) và những ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng.

Ba là: Nghiên cứu và xác định rõ lộ trình (1) Thực hiện việc áp dụng hệ thống XHTDNB vào phân laoij nợ và trích lập DPRR tín dụng (hướng tới tuân thủ IAS 39: theo định tính và áp dụng phương pháp chiết khấu luồng tiền); (2) Áp dụng hệ thống XHTDNB vào việc xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hướng tới tuân thủ Basel II);

Bốn là: Xác định rõ mục tiêu ngắn hạn của việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại các NHTM là phục vụ cơng tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo phương pháp định tính. Mục tiêu dài hạn là phục vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo phương pháp định tính; luồng tiền chiết khấu đồng thời hỗ trợ việc xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w