Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 93)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

3.2. Một số giải pháp cho phân loại nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt

3.2.3. Một số kiến nghị

3.2.3.1 Đối với chính phủ

Chính phủ cần xem xét việc ban hành các quy định về mặt pháp luật buộc tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam phải tiến hành kiểm tốn độc lập đối với báo cáo tài chính hàng năm của mình để đảm bào tính khách quan, minh bạch của các báo tài chính. Điều này sẽ tạo cơ sở tin cậy cho những kết luận trong phân tích khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn tại NHTM ở Việt Nam.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động nhằm đánh giá thành tích trên ba lĩnh vực: kinh tế, mơi trường và xã hội.

Khuyến khích các DN kiểm tốn các báo cáo tài chính thơng qua chế độ khuyến khích DN khi tiến hành kiểm tốn báo cáo tài chính như giảm thuế thu nhập DN, được ưu tiên trong đấu thầu các dự án của Nhà nước, ...

3.2.3.2 Đối với Bộ Tài chính

Bộ Tài chính cần nghiêm cứu hồn thiện, bổ sung Chuẩn mực Kế toán Việt Nam về việc ghi nhận và xác định giá trị các cơng cụ tài chính. Trong đó, đặc biệt cần chú ý tời việc đưa ra những quy đinh về ghi nhận giảm giá trị tài sản cũng như cơng nợ tài chính. Trong bối cảnh hiện tịa, khi thị trường tài chính Việt Nam mở

77

cửa, thời điểm phải thực hiện cam kế quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, việc Bộ Tài chính đưa ra Chuẩn mực Kế tốn Việt Nam mới quy định về ghi nhận và xác định giá trị công cụ tài chính phù hợp với Chuẩn mực Kế tón Quốc tế là rất có ý nghĩa vì đó sẽ là căn cứ mang tính chất nền tảng cho mọi hoạt động kế tốn cũng như kiểm tốn thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. Chuẩn mực Kế toán mới sẽ tạo một khung chuẩn cho việc hồn thiện các phương pháp trích lập DPRR tín dụng.

Bộ tài chính kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho từng giai đoạn để làm căn cứ XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM. Hệ thống chỉ tiêu này sẽ được điều chỉnh theo định kì cho phù hợp với tình hình kinh tế và được công bố công khai, rộng rãi cho nhiều đối tượng chú không phải riêng tại NHTM hay tại NHTM Việt Nam.

3.2.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Kiến nghị NHNN VN sớm đưa Thông tư 02 và Thông tư 09 vào hoạt động để nâng mức độ phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Bởi Quyết định 493 còn nhiều điểm khác biệt so với Chuẩn mực kế tốn Quốc tế, thể hiện:

Một là: Những phương pháp trích lập DPRR tín dụng của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một trong hai yêu cầu cơ bản của IAS 39. Để tiếp tục quá trình này, NHNN VN cần xây dựng một lộ trình cụ thể cho q trình hồn thiện quy định trích lập DPRR tín dụng tại Việt Nam, tiến tới đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu của IAS 39. Nói cách khác là NHNN Việt Nam phải có một lịch trình rõ ràng, cụ thể cho việc áp dụng Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN vào việc trích lập DPRR tín dụng ở các NHTM Việt Nam và việc tiến tới thực hiện xác định của các khoản cho vay theo giá trị khấu hao (amortised cost) và sử dụng phương pháp lãi suất thực tế (effective interest method) thay vì giá trị sổ sách như hiện nay.

Hai là: Khó khăn lớn nhất đang ngăn cản việc áp dụng toàn bộ yêu cầu của IAS 39 vào nghiệp vụ trích lập DPRR tín dụng ở các NHTM Việt Nam hiện nay là sự chênh lệch thông tin giữa ngân hàng và khách hàng vay. Thơng tin tín dụng để phân tích khả năng trả nợ của người vay thiếu đã giới hạn đáng kể mức độ áp dụng mẫu thẩm định theo IAS 39 vào thực tiễn đánh giá chất lượng khoản vay và trích lập DPRR tín dụng ở các NHTM Việt Nam. Tương lai của việc nâng cao chất lượng

78

thơng tin tín dụng ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC). NHNN VN cần đẩy nhanh q trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin của CIC và mở rộng phạm vi thơng tin tín dụng khai thác ở trung tâm cả về mặt thời gian lẫn khách hàng vay để các NHTM Việt Nam có thể kết nối trực tuyến với CIC mà không phải qua các chi nhánh NHNN cấp tỉnh như hiện nay.

Kiến nghị NHNN Việt Nam hướng dẫn đối với NHTM hoàn thiện hệ thống XHTDNB đối với khách hàng theo yêu cầu của Basel II thể hiện nội dung sau:

Một là: Cụ thể hóa những nội dung tối thiểu yêu cầu phải có đối với hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại các NHTM theo hướng: (1) Phân định rõ 2 nhóm tiêu chí đánh giá lớn là: Tình hình tài chính và Khả năng trả nợ; (2) Đưa những nội dung cơ bản của phương pháp dựa trên hệ thống chấm điểm nội bộ (Basel II) vào yêu cầu.

Hai là: Nghiên cứu và bổ sung nội dung yêu cầu của hệ thống XHTDNB với nhóm khách hàng doanh nghiệp có chung đặc tính rủi ro (dự phịng chung theo cách tiếp cận của IAS 39). Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những NHTM có lĩnh vực kinh doanh đặc trưng như Agribank (cho vay nơng dân), VCB (kinh doanh thẻ tín dụng) và những ngân hàng tập trung cho vay tiêu dùng.

Ba là: Nghiên cứu và xác định rõ lộ trình (1) Thực hiện việc áp dụng hệ thống XHTDNB vào phân laoij nợ và trích lập DPRR tín dụng (hướng tới tuân thủ IAS 39: theo định tính và áp dụng phương pháp chiết khấu luồng tiền); (2) Áp dụng hệ thống XHTDNB vào việc xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hướng tới tuân thủ Basel II);

Bốn là: Xác định rõ mục tiêu ngắn hạn của việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại các NHTM là phục vụ cơng tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo phương pháp định tính. Mục tiêu dài hạn là phục vụ phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo phương pháp định tính; luồng tiền chiết khấu đồng thời hỗ trợ việc xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

3.2.3.4 Đối với các doanh nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường vốn của các NHTM phải đảm bảo thực thi kỷ luật thị trường, quy định tại các NHTM về hệ thống

79

XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp nói chung và quy định tại các NHTM về hệ thống XHTDNB đối với khách hàng có giải pháp hồn thiện thực trạng tài chính của mình, giúp vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng lành mạnh và tiến bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: Ở chương này thì khóa luận đã dựa trên cơ sở

thực trạng và định hướng hoàn thiện phương pháp XHTDNB đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM, khóa luận đưa ra định hướng chung, các nhóm giải pháp và những kiến nghị cần thiết để đưa công tác phân loại nợ của các NHTM Việt Nam sát với chuẩn mực quốc tế.

80

KẾT LUẬN

Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro do nhiều ngun nhân mang lại. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đối với các khoản nợ của khách hàng, xây dựng quỹ dự phịng để bù đắp những rủi ro có thể xảy ra. Trong quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo đặc biệt phải quan tâm, nó là thước đo năng lực “tồn tại” của một NHTM. Để quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả theo thơng lệ quốc tế thì cần phải đánh giá đúng chất lượng tín dụng tại đơn vị đó, đặc biệt là phản ánh đúng theo chuẩn mực quốc tế.

Đề tài “Phân loại nợ xấu của Ngân hàng thương mại Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế” đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất; Hệ thống hóa được các lý luận về nợ xấu và phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế và theo Việt Nam.

Thứ hai; Phân tích đánh giá được thực trạng phân loại nợ xấu của các NHTM Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, qua đó thấy được những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong hoạt động phân loại nợ của các NHTM Việt Nam.

Thứ ba; Trên cơ sở phân tích thực trạng, khóa luận đưa ra được những giải pháp và kiến nghị hợp lý, nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại, tiến tới đưa hoạt động phân loại nợ của các NHTM Việt Nam sát với chuẩn mực quốc tế.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận dữ liệu của ngân hàng nên vẫn cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Worldbank, Bank loan classification and provisioning practices in selected developed and emerging countries, 2002;

Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Bản dịch Tiếng Việt, NXB Tài Chính, 2003;

Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thơng lệ quốc tế, Học viện Ngân hàng, 2009;

Đào Quốc Anh, Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp vay vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Học viện Ngân hàng, 2011;

Đinh Thị Thanh Vân, So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thơng lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng, số 19, 2012;

Báo cáo tài chính của Vietcombank các năm 2011, 2012, 2013;

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD;

Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định về gia hạn nợ áp dụng tại các TCTD.

Quy định 780/QĐ-NHNN vào ngày 23 tháng 04 năm 2012 nhằm đưa ra những quy định về phân loại nợ đối với những khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi;

Thơng tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thơng tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản

có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để

xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Các trang web:

sbv.gov.com.vn; vepr.org.vn; vietstock.vn; tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w