Ket quả đạt được

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 75 - 77)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

2.3.1. Ket quả đạt được

2.3.1.1 Tiến sát hơn với chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích lậpDPRR DPRR

Đứng trước yêu cầu quản lý chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế, Vietcombank đã xây dựng thành công hệ thống XHTDNB - phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 để thay thế việc quản lý chất lượng tín dụng theo Điều 6 Quyết định 493. Đây được coi là cơng cụ quản lý chất lượng tín dụng cốt lõi. Hệ thống XHTDNB đã phản ánh toàn diện về các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp và mối quan hệ của họ với ngân hàng trong lịch sử nên kết quả chấm điểm chặt chẽ hơn, logic hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Phân loại nợ theo Điều 7 không chỉ giúp ngân hàng phân loại trung thực hơn mà cịn là cơng cụ tư vấn, giúp ban lãnh đạo có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, hướng nhiều hơn về khách hàng. Lợi ích khi thực hiện chuẩn phân loại nợ theo Điều 7 thể hiện ở chỗ nếu phân loại nợ tốt thì chất lượng tín dụng, khả năng thanh toán của ngân hàng được nâng cao rõ rệt. Hiện các chỉ tiêu phân loại nợ của Vietcombank đã tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, phản ánh khá chính xác chất lượng tín dụng theo thơng lệ quốc tế, để từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh. Cách làm và những kết quả mà Vietcombank đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Đây cũng là phương pháp xếp hạng cốt lõi mà các ngân hàng và các tổ chức định hạng quốc tế đang sử dụng.

Trong thời gian tới, Vietcombank sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống XHTDNB và việc phân loại nợ tiếp tục được thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493, đảm bảo kết quả phân loại nợ tiến sát hơn với Chuẩn mực kế tốn Quốc tế IAS 39.

2.3.1.2 Góp phần quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả

Nghiệp vụ phân loại nợ và phân loại khách hàng góp một vai trị quan trọng trong việc quản lý chất lượng tín dụng, là một giải pháp để quản trị rủi ro tín dụng. Căn cứ vào kết quả phân loại nợ của các khách hàng, ngân hàng sẽ xây dựng được

60

một chính sách khách hàng (lãi suất, phí, tỷ giá,...) để áp dụng đối với khách hàng một cách đồng bộ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Đặc biệt, việc phân loại nợ cịn góp phần giúp cho công tác quản trị kinh doanh của ngân hàng vững vàng khi hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, kết quả phân loại nợ còn là một căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định tín dụng, kiểm sốt rủi ro tín dụng.

2.3.1.3 Giảm thiểu tổn thất trong hoạt động tín dụng

Trong lịch sử hoạt động ngân hàng, rủi ro trong hoạt động tín dụng được đề cập sớm nhất và nhiều nhất do xuất phát từ bản chất hoạt động NHTM đóng vai trị trung gian tài chính, huy động vống để cho vay. Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống của NHTM, với việc trao quyền sử dụng vốn cho người khác sử dụng và nhận được sự cam kết sẽ hoàn trả đủ gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Như vậy, bản thân khi khoản tiền vay xuất ra khỏi ngân hàng đã tiềm ẩn rủi ro khơng có khả năng thu hồi, khi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của NHTM vẫn là hoạt động chính, dư nợ cho vay thường chiếm đến 50% tổng tài sản của ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay trong thời gian trước đây thường chiếm từ 50% - 70% thu nhập của NHTM. Vì thế, rủi ro trong hoạt động tín dụng xảy ra ảnh hưởng lớn đến hoạt động của NHTM, có khi làm phá sản một NHTM và ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng cần thiết phải trích lập quỹ DPRR để đảm bảo bù đắp tổn thất cho NHTM khi xảy ra rủi ro tín dụng.

về cơ bản, số tiền trích lập DPRR của Vietcombank đã theo kịp mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ, đảm bảo khả năng bù đắp khi có tổn thất xảy ra. Các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng được xử lý bằng DPRR đã giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính, đưa các khoản nợ xấu ra theo dõi ngoại bảng. Việc sử dụng DPRR để xử lý xấu đã tuân thủ đúng theo các quy định hiện hành.

2.3.1.4 Góp phần làm lành mạnh, minh bạch và nâng cao hiệu quả trong hoạtđộng động

Phân loại nợ thể hiện ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc thực hiện các nghĩa vụ

61

tài chính (trả nợ gốc, lãi) một cách đầy đủ và đúng hạn của doanh nghiệp. Thực tế, trong thời gian qua, việc phân loại nợ và trích lập DPRR đầy đủ và đúng thời gian quy định đã giúp BIDV, Vietcombank đánh giá đúng về chất lượng tín dụng để có kế hoạch và biện pháp xử lý kịp thời. Việc xử lý các khoản nợ kịp thời dựa trên kết quả phân loại nợ giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính, làm sạch bảng cân đối của ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận. Kết quả phân loại nợ và chi phí DPRR được đưa vào báo cáo thường niên hàng năm đã góp phần làm giảm bớt yếu tố can thiệp của Nhà nước, minh bạch hóa hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w