Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 45 - 51)

Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

2.2. Thực trạng phân loại nợ xấutheo chuẩn mực quốc tế tại các Ngân hàng

2.2.1. Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất; Quy mơ nợ xấu tăng nhanh, gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng

Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo nợ xấu cần xem xét ở ngưỡng trên 3% GDP, trong khi đó hiện mức nợ xấu ở Việt Nam đã mức đáng báo động, vượt mức chuẩn quốc tế rất nhiều và nguy cơ lớn hơn là trong điều kiện tăng trưởng kinh tế thấp, thị trường bất động sản đóng băng sẽ làm cho nợ xấu tăng nhanh và khó xử lý hơn.

Bảng 2.1: Dư nợ theo đối tượng khách hàng

34

Theo báo cáo của của NHNN, nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2012 là 148.363 tỷ đồng, chiếm 4,08% tổng dư nợ. Sang đến năm 2013 thì tỷ lệ này giảm nhẹ xuống cịn 3,79% và ở mức 198.245 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng con số tuyệt đối về nợ xấu tăng lên, điều này là do tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2013 là 12,52%, cao hơn so với năm 2012 là 9%. Như vậy, tỷ lệ này giảm không phải là do chất lượng tín dụng của các TCTD tăng mà là do dư nợ tín dụng tăng lên.

Năm 2013, hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) bình quân là 13,25%, cao hơn mức quy định của Basel (8%) và cũng cao hơn mức quy định của NHNN Việt Nam (tối thiểu 9% theo thông tư 13/2008/TT-NHNN ban hành ngày 05/12/2008 có hiệu lực từ 01/10/2010). Hầu hết các ngân hàng đều có hệ số CAR tương đối cao, nhưng điều đó khơng có nghĩa là các ngân hàng đang ổn định. Khi tài sản đảm bảo bằng bất động sản bất động trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái sẽ làm hệ số CAR khơng cịn chính xác bằng tỷ lệ địn bẩy tài chính (vốn tự có/tổng tài sản). NHNN cần yêu cầu các NHTM đẩy mạnh tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản. Tuy nhiên, cũng rất khó đánh giá được thực chất hệ số này tại Việt Nam do hiện tại các ngân hàng trong nước chưa tính đủ các loại rủi ro theo quy định của Ủy ban Basel.

Thứ hai; Có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ nợ xấu công bố của các nguồn cung cấp khác nhau, chẳng hạn như số liệu nợ xấu tổng hợp từ các báo cáo của các TCTD khác xa so với số liệu do Cơ quan thanh tra Giám sát của NHNN và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế về tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam

Đơn vị:%

35

Các chuyên gia phân tích của tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế lại cho rằng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam có thể gấp ba lần hoặc cao hơn thế so với con số NHNN đưa ra.Sự chênh lệch này là do cách phân loại nợ của các ngân hàng nên kết quả đánh giá có thể chênh lệch nhau, thiếu chính xác. Thêm nữa, có sự khác biệt giữa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS), nên các con số này có sự khác biệt dưới cách nhìn nhận của quốc tế. Ngồi sự khác biệt trên, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí dự phịng rủi ro. Theo quy định, nếu khách hàng có khoản vay tại nhiều TCTD thì buộc TCTD phải phân loại nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn. Nhưng trong thực tế, có bộ phận khơng nhỏ các TCTD cố ý phân loại nợ sai khi trích lập dự phòng rủi ro nhằm làm đẹp các BCTC nên dẫn đến sự khác nhau về nhóm nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD. Điều này có thể chứng minh qua số liệu soát xét ngân hàng bao giờ cũng cao hơn số liệu thực tế.

Thứ ba; Dư nợ đang tập trung vào các ngành dịch vụ (28,75%) ngành công nghiệp (27,86%) và thương mại (19,32%)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ của Việt Nam

ĐVT: %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nợ xấu tập trung ở 5 ngành lớn bao gồm: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (21,2%), ngành bán buôn và bán lẻ (16,9%), ngành dịch vụ (12,5%), ngành bất

36

động sản (11,4%), ngành xây dựng (10,1%) và ngành vận tải, kho bãi (9,4%). Chỉ tính riêng nợ xấu của 5 ngành này trong toàn nền kinh tế đã chiếm tới 82,4% tổng số nợ xấu.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

ĐVT: %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nợ xấu tập trung ở ngành bất động sản, là lĩnh vực hiện tại có tính thanh khoản kém và nhạy cảm với sự thay đổi về nền kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian qua đã tác động không nhỏ tới khả năng trả nợ cho các khoản đầu tư vốn cho bất động sản. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 12/2013 có xu hướng giảm so với các tháng đầu năm 2013 (đến 31/12/2013 tỷ lệ nợ xấu là 3,38% giảm khá nhiều so với thời điểm 31/10/2013 tỷ lệ nợ xấu là 5,3%, tháng 8/2013 tỷ lệ nợ xấu là 6,7%), phù hợp với xu thế giảm của hàng tồn kho bất động sản.

Thứ tư; Dư nợ tín dụng tập trung vào khối các DNNN

Các NHTN, TCTD ở Việt Nam đã tập trung cho vay quá nhiều vào các DNNN. Tính đến cuối tháng 9/2011 dư nợ cho vay của các DNNN lớn tại các NHTM đạt 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dư nợ tín dụng tại các ngân hàng. Với số liệu trên, nợ xấu của các tập đồn, tổng cơng ty trong hệ thống ngân hàng sẽ chiếm tới 30 - 35% tổng dư nợ của khối này.

37

Theo NHNN, năm 2012 các DNNN, tập đồn kinh tế Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới 70% tổng số nợ xấu. Ngoài ra theo chiều phân tích của các chuyên gia kinh tế cho rằng nợ xấu của DNNN có thể lên tới 200.000 tỷ đồng.

Theo Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trong năm 2013 chỉ khoảng 15% số doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được với vốn ngân hàng. Tín dụng vẫn tập trung chủ yếu ở DNNN và các tập đoàn lớn. Phản ánh từ phía các doanh nghiệp nhỏ khơng phải khơng có cơ sở. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống các TCTD Việt Nam phụ thuộc nhiều vào một số ít các ngân hàng thương mại lớn do Nhà nước quản lý hoặc nắm giữ phần lớn cổ phần. Những ngân hàng lớn như VietinBank, BIDV hay Vietcombank thường ưu tiên rót vốn vào những dự án lớn của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước hoặc các đối tác lớn. Điều này như một thông lệ bất thành văn. Theo báo cáo tài chính quí 4-2013, trong tổng dư nợ cho vay của VietinBank năm 2013, có tới gần 150.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vay, tương đương 40% tổng dư nợ. So với năm 2012, dư nợ cho vay dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước tại VietinBank tăng 31%, trong khi đó, tín dụng dành cho doanh nghiệp ngồi quốc doanh giảm nhẹ 3%. Khoản vay dành cho phía DNNN của BIDV cũng lên tới 93.000 tỉ đồng, chiếm 24% dư nợ cho vay. Ở Vietcombank, con số này lần lượt là 78.000 tỉ đồng và 28%. Tại một số ngân hàng quy mô nhỏ hơn, cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước chiếm số lượng thấp hơn nhiều và tỷ trọng trong dư nợ cũng không cao. Năm 2013, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) chỉ giải ngân chưa tới 15.000 tỉ đồng tín dụng cho các DNNN. Tương tự, Ngân hàng Quân đội (HOSE: MBB) cũng chỉ cho vay được 17.000 tỉ đồng tới các DNNN. Lượng tín dụng này chỉ chiếm khoảng 19% dư nợ cho vay của hai ngân hàng này. Techcombank chỉ giải ngân được 3.415 tỉ đồng tới khối quốc doanh, chiếm 5% dư nợ cho vay. Những ngân hàng khác như ACB, Eximbank, Sacombank, tuy không phân loại chi tiết dư nợ cho vay của mình, nhưng số liệu các năm qua cho thấy lượng tín dụng rót vào khối quốc doanh của mỗi ngân hàng hàng năm rất thấp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối lượng tín dụng được giải ngân cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Cho vay ngoài quốc doanh nhiều nhất trong năm 2013 là BIDV với trên 230.000 tỉ đồng, chiếm gần 60% dư nợ cho vay của ngân hàng này. Các con số này ở các ngân hàng khác:

38

VietinBank 154.000 tỉ đồng, chiếm 41%; Vietcombank 60.000 tỉ đồng, chiếm 20%; MBB 55.000 tỉ đồng, tương đương 63%; SHB 42.000 tỉ đồng, tương đương 55%; Techcombank 23.000 tỉ đồng, tương đương 62%. Ngân hàng Phương Nam tuy chưa công bố số liệu cả năm 2013, nhưng tính đến hết quí 3-2013 cũng giải ngân được 30.000 tỉ đồng cho khối này.

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w