Bảng chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 38)

6 Vòng quay các khoản

phải thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân "7 Hiệu suất sử dụng tài

sản cố định

= Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ bình qn

III Chỉ tiêu địn cân nợ Tổng nợ phải trả/ Tổng

tài sản = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản ^9 Nợ dài hạn/ Vốn chủ

sở hữu = Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu IV Chỉ tiêu thu nhập

10 Lợi nhuận gộp/ Doanh

thu thuần = Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ/Doanh thu thuần ^π Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh/ Doanh thu thuần

= Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - Thu nhập thuần từ hoạt động tài chính + Chi phí cho hoạt động tài chính)/ Doanh thu thuần

12 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

= Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

13 Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân

14 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Chi phí lãi vay

= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Chi phí lãi vay

Giá trị của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế và quy mơ của khách hàng doanh nghiệp.

Tổng điểm tài chính = ∑(diem của từng chỉ tiêu tài chính)*(trọng số của chỉ tiêu đó)

e. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Các chỉ tiêu tài chính bao gồm:

Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: Xem xét các chỉ tiêu sau: Khả năng trả nợ gốc trung và dài hạn.

28

Nguồn trả nợ của khách hàng theo định giá của cán bộ tín dụng. Trình độ quản lý và mơi trường nội bộ: Xem xét các chỉ tiêu sau: Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp và kế toán trưởn g. Kinh nghiệm chun mơn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp.

Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng.

Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng.

Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ, ngành có liên quan.

Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của cán bộ tín dụng.

Mơi trường kiểm sốt nội bộ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo định giá của cán bộ tín dụng.

Mơi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của cán bộ tín dụng.

Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từ 2 đến 5 năm tới. Quan hệ với khách hàng: Xem xét các chỉ tiêu sau:

Lịch sử trả nợ (bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi) của khách hàng trong 12 tháng qua.

Số lần cơ cấu trả nợ (cả nợ gốc và nợ lãi) trong 12 tháng qua. Tỷ trọng nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá. Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại.

Lịch sử quan hệ các cam kết ngoại bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh tốn khác,...) của khách hàng.

Tình hình cung cấp thơng tin của khách hàng theo yêu cầu của NHTM trong 12 tháng qua.

Tỷ trọng doanh thu chuyển qua NHTM trong tổng doanh thu (trong 12 tháng vừa qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của NHTM trong tổng số vốn được tài trợ bởi các TCTD của doanh nghiệp.

29

Thời gian quan hệ tín dụng với NHTM

Tình trạng nợ quá hạn tài các ngân hàng khác trong 12 tháng. Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng của cán bộ tín dụng. Các đặc điểm hoạt động khác: Xem xét các chỉ tiêu sau:

Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra).

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trung bình của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây.

Số năm hoạt động của doanh nghiệp trong ngành (tính từ thời điểm có sản phẩm ra thị trường).

Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mức độ bảo hiểm tài sản.

Anh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây.

Khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

Triển vọng phát triển của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD. í.Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng

Điểm của khách hàng = Điểm của các chỉ tiêu tài chính * Trọng số + Điểm của các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Trong chương này, khóa luận đã hệ thống hóa được các lý luận về nợ xấu và phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế và theo Việt Nam. Từ đó, có được cái nhìn tổng quan nhất về nợ xấu.

30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO CHUẨN MựC QUỐC TẾ

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂNCỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bước vào những thập niên đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam đã có một thời gian tương đối ổn định về mọi mặt với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (từ năm 2006 - 2010) khoảng 7,2%/năm, tuy nhiên lạm phát trong cùng thời ký luôn ở mức cao khoảng 11,4%/năm. Hơn nữa, từ năm 2010 trở đi, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ nhiều cam go, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới mà cịn phải đối phó với những khó khăn nội tại. Hệ thống ngân hàng được coi là hệ thần kinh của quốc gia do độ nhạy cảm của nó đối với “sức khỏe” của nền kinh tế. Những tác động ảnh hưởng của ngành ngân hàng với nền kinh tế theo hai hướng. Nếu ngân hàng hoạt động tốt, nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, ngược lại nếu hệ thống ngân hàng tài chính khơng vững mạnh, có thể là nơi phát động cho sự suy thối và khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ từ những biến động của nền kinh tế trong nước.

Có thể điểm qua một số nét nổi bật trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 như sau:

Sự phát triển mạnh mẽ trên phương diện gia tăng số lượng ngân hàng và quy mô tài sản của hệ thống ngân hàng

Trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của hệ thống các TCTD nói chung, ngành ngân hàng đã có những thay đổi lớn về số lượng đơn vị hoạt động cũng như quy mô tài sản. Tại thời điểm năm 1991, Việt Nam có 4 NHTM Nhà nước thì tính đến hết năm 2013 trong tổ chức các TCTD Việt Nam chỉ có 1 NHTM Nhà nước (ngân hàng NNo & PTNT Việt Na), 1 ngân hàng Chính sách xã hội, 1 Quỹ tín dụng Nhân dân, nhưng có tới 37 ngân hàng TMCP, 5 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, 17 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho th tài chính. Có thể thấy, sau khi thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ WTO bắt đầu

31

ngày 01/04/2007, số lượng các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi tăng lên nhanh chóng, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng trong nước. Không chỉ tăng nhanh về số lượng ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của hệ thống cũng được mở rộng, trong đó Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn với mạng lưới lớn nhất gồm 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch phủ khắp các địa bàn trên toàn quốc.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của tồn hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2013 đạt gần 5,76 triệu tỷ đồng (5.755.869 tỷ đồng), tăng 670 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012.

So với năm 2012, tốc độ tăng tổng tài sản của các tổ chức tín dụng năm 2013 gấp hơn 5 lần (năm 2012 tăng 126 nghìn tỷ).

Xét về con số tương đối, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của nhóm các ngân hàng liên doanh, nước ngồi tăng mạnh nhất với 26,92%, tiếp đến là nhóm ngân hàng

thương mại cổ phần với 14,08%. Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 13,77% trong năm qua. Riêng nhóm các tổ chức tài chính cho thuê là sụt giảm về tài sản, tốc độ giảm tới 57,76%. Tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 13,17%.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thay đổi tài sản

Đơn vị:%

Năm

Nợ xấu Tổng dư nợ Tốc độ tăng

trưởng tín dụng Tỷ lệ nợ xấu CAR

2011 78.000 2.363.637 10,90% 3,30% 9,30%

2042 148.363 3.090.904 9% 4,08% 13,63%

2013 198.245 3.477.985 12,52% 3,57% 13,25%

32

Xét về con số tuyệt đối, tài sản của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng mạnh nhất với 304 nghìn tỷ trong năm qua, đạt hơn 2,46 triệu tỷ đồng, tiếp đến là nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, tăng hơn 303 nghìn tỷ đồng, đạt trên 2,5 triệu tỷ đồng. Tài sản của nhóm các cơng ty tài chính, cho th giảm gần 90 nghìn tỷ trong năm qua, xuống cịn 65,46 nghìn tỷ đồng.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Năng lực quản trị của các TCTD cịn nhiều bất cập so với quy mơ, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro hoạt động

Số lượng các TCTD tăng nhanh, nhưng điều quan trọng không phải là ở số lượng mà là ở chất lượng hoạt động của các TCTD. Trong điều kiện thị trường tài chính có các yếu tố bất lợi, việc giám sát rủi ro của cơ quan quản lý cịn thiếu và yếu, tình hình quản trị của các TCTD cịn hạn chế, bất cập, vì vậy mà tháng 08/2008 NHNN đã ra văn bản số 7171/NHNN-CNH thông báo tạm dừng thành lập các ngân hàng TMCP, trong đó ngồi điều kiện vốn còn cần các điều kiện khác như năng lực quản lý, năng lực quản trị doanh nghiệp, công nghệ thông tin và nhân lực.

Hầu hết chiến lược phát triển hiện nay của TCTD là phát triển theo chiều rộng hơn là chiều sâu, chủ yếu là tăng trưởng nhanh về quy mô và tập trung và những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao đế có lợi nhuận lớn. Hệ thống quản trị, nhất là

33

hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các TCTD hoạt động chưa hiệu quả và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Đứng trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” nhằm tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng trong giai đoạn 2011 - 2015. Triển khai các giải pháp của Đề án, đến này đã có 03 ngân hàng thực hiện hợp nhất (ngân hàng TMCP Đệ Nhất, ngân hàng TMCP Tín Nghĩa và ngân hàng TMCP Sài Gòn), SHB sáp nhập với Habubank; ngân hàng Đại Á sáp nhập với HDbank và 01 ngân hàng tự tái cơ cấu (Tienphongbank). Theo đánh giá chung, sau khi thực hiện cơ cấu lại, các ngân hàng đều cải thiện được tình hình tài chính và hoạt động tốt hơn.

2.2. THựC TRẠNG PHÂN LOẠI NỢ XẤU THEO CHUẨN Mực QUỐC TẾ TẠICÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất; Quy mơ nợ xấu tăng nhanh, gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng

Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo nợ xấu cần xem xét ở ngưỡng trên 3% GDP, trong khi đó hiện mức nợ xấu ở Việt Nam đã mức đáng báo động, vượt mức chuẩn quốc tế rất nhiều và nguy cơ lớn hơn là trong điều kiện tăng trưởng kinh tế thấp, thị trường bất động sản đóng băng sẽ làm cho nợ xấu tăng nhanh và khó xử lý hơn.

Bảng 2.1: Dư nợ theo đối tượng khách hàng

34

Theo báo cáo của của NHNN, nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2012 là 148.363 tỷ đồng, chiếm 4,08% tổng dư nợ. Sang đến năm 2013 thì tỷ lệ này giảm nhẹ xuống còn 3,79% và ở mức 198.245 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng con số tuyệt đối về nợ xấu tăng lên, điều này là do tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2013 là 12,52%, cao hơn so với năm 2012 là 9%. Như vậy, tỷ lệ này giảm khơng phải là do chất lượng tín dụng của các TCTD tăng mà là do dư nợ tín dụng tăng lên.

Năm 2013, hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) bình quân là 13,25%, cao hơn mức quy định của Basel (8%) và cũng cao hơn mức quy định của NHNN Việt Nam (tối thiểu 9% theo thông tư 13/2008/TT-NHNN ban hành ngày 05/12/2008 có hiệu lực từ 01/10/2010). Hầu hết các ngân hàng đều có hệ số CAR tương đối cao, nhưng điều đó khơng có nghĩa là các ngân hàng đang ổn định. Khi tài sản đảm bảo bằng bất động sản bất động trong thời kỳ nền kinh tế suy thối sẽ làm hệ số CAR khơng cịn chính xác bằng tỷ lệ địn bẩy tài chính (vốn tự có/tổng tài sản). NHNN cần yêu cầu các NHTM đẩy mạnh tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản. Tuy nhiên, cũng rất khó đánh giá được thực chất hệ số này tại Việt Nam do hiện tại các ngân hàng trong nước chưa tính đủ các loại rủi ro theo quy định của Ủy ban Basel.

Thứ hai; Có sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ nợ xấu công bố của các nguồn cung cấp khác nhau, chẳng hạn như số liệu nợ xấu tổng hợp từ các báo cáo của các TCTD khác xa so với số liệu do Cơ quan thanh tra Giám sát của NHNN và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế về tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam

Đơn vị:%

35

Các chuyên gia phân tích của tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế lại cho rằng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam có thể gấp ba lần hoặc cao hơn thế so với con số NHNN đưa ra.Sự chênh lệch này là do cách phân loại nợ của các ngân hàng nên kết quả đánh giá có thể chênh lệch nhau, thiếu chính xác. Thêm nữa, có sự khác biệt giữa Chuẩn mực Kế tốn Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS), nên các con số này có sự khác biệt dưới cách nhìn nhận của quốc tế. Ngồi sự khác biệt trên, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí dự phịng rủi ro. Theo quy định, nếu khách hàng có khoản vay tại nhiều TCTD thì buộc TCTD phải phân loại nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn. Nhưng trong thực tế, có bộ phận không nhỏ các TCTD cố ý phân loại nợ sai khi trích lập dự phịng rủi ro nhằm làm đẹp các BCTC nên dẫn đến sự khác nhau về nhóm nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD. Điều này có thể chứng minh qua số liệu soát xét ngân hàng bao giờ cũng cao hơn số liệu thực tế.

Thứ ba; Dư nợ đang tập trung vào các ngành dịch vụ (28,75%) ngành công nghiệp (27,86%) và thương mại (19,32%)

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ của Việt Nam

ĐVT: %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nợ xấu tập trung ở 5 ngành lớn bao gồm: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (21,2%), ngành bán buôn và bán lẻ (16,9%), ngành dịch vụ (12,5%), ngành bất

36

động sản (11,4%), ngành xây dựng (10,1%) và ngành vận tải, kho bãi (9,4%). Chỉ tính riêng nợ xấu của 5 ngành này trong toàn nền kinh tế đã chiếm tới 82,4% tổng số nợ xấu.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nợ xấu của Việt Nam

ĐVT: %

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nợ xấu tập trung ở ngành bất động sản, là lĩnh vực hiện tại có tính thanh

Một phần của tài liệu Phân loại nợ xấu của các NHTM việt nam theo chuẩn mực quốc tế khoá luận tốt nghiệp 564 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w