Nhận dạng các hình thái thị trƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

. Tham số chờ đợi là một biến số mà người kinh doanh không thể quyết định

1.2.4. Nhận dạng các hình thái thị trƣờng

Trước khi đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát giá hay chống độc quyền trong một ngành nào đó, chúng ta phải nhận dạng chính xác được hình thái cơ cấu thị trường trong ngành đó (tức là xác định được đó là thị trường độc quyền, độc quyền nhóm hay cạnh tranh và cấp độ cạnh tranh ở thị trường đó như thế nào). Nếu khơng các biện pháp mà Nhà nước áp dụng có thể sẽ ít hiệu quả hoặc thậm chí gây ra những hậu quả tiêu cực.

Đồng thời chúng ta không những chỉ dựa vào cơ cấu hiện tại của thị trường để đưa ra quyết định mà phải nhìn vào cơ cấu tiềm năng, hay nói cách khác là phải xem xét cơ cấu thị trường trong động thái của nó. Trong một số trường hợp, do khơng xem xét cơ cấu thị trường trong động thái mà chỉ dựa vào hiện trạng độc quyền ở một ngành nào đó để áp dụng những biện pháp kiểm soát độc quyền, đặc biệt là biện pháp kiểm sốt giá thì sẽ khơng đạt được hiệu quả, thậm chí cịn phản tác dụng. Chẳng hạn nếu cơ cấu tiềm năng của thị trường đó là độc quyền nhóm thì các biện pháp kiểm sốt giá (nhất là đặt giá trần thấp để bảo vệ người tiêu dùng) có thể sẽ phản tác dụng vì làm cho ngành này trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư và do đó lại cản trở những nhập cuộc tiềm năng. Kết quả là chính những biện pháp kiểm sốt độc quyền lại góp phần duy trì độc quyền. Chính vì lẽ đó mà vấn đề nhận dạng thị trường có một tầm quan trọng đặc biệt.

Để nhận dạng hình thái thị trường là cạnh tranh hay độc quyền, theo kinh nghiệm quản lý của các nước có nền kinh tế thị trường lâu đời, cách đơn giản và thông thường nhất là căn cứ vào thị phần (tỷ trọng phần trăm

[ doanh số tiêu thụ một loại hàng hoá - dịch vụ cụ thể) của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước và mỗi ngành cụ thể mà tỷ trọng này được qui định khác nhau. Song, xu hướng chung ở những nước công nghiệp phát triển là, để chống độc quyền (và ngăn ngừa nguy cơ độc quyền), thị phần của một doanh nghiệp thường được khống chế ở mức khơng q 35-40%.

Ngồi cách nhận dạng giản đơn nêu trên, cần có những khảo sát, phân tích kỹ lưỡng để xác định xem hình thái tiềm năng của thị trường là cạnh tranh, độc quyền nhóm hay độc quyền. Ví dụ đối với thị trường hiện tại là độc quyền thì phải xác định xem doanh nghiệp độc quyền hiện đang ngự trị là doanh nghiệp mạnh hay doanh nghiệp yếu so với những doanh nghiệp nhập cuộc tiềm năng và triển vọng của trận chiến trên thương trường giữa các doanh nghiệp đó với nhau sẽ như thế nào.

Tương quan giữa chi phí cố định hay chi phí lập dựng và qui mơ thị trường là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên cơ cấu thị trường. Tuy nhiên, việc một thị trường có cơ cấu cạnh tranh tiềm năng (tức là chi phí lập dựng hay qui mơ tối thiểu hiệu quả là nhỏ so với qui mô cầu) trở thành một thị trường cạnh tranh thực sự còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các doanh nghiệp độc quyền (do lịch sử để lại) và các doanh nghiệp ngoài cuộc.

Điểm khác nhau lớn giữa các doanh nghiệp này là đối với doanh nghiệp đã ở trong cuộc, chi phí cố định là chi phí chìm cịn với doanh nghiệp ngồi cuộc thì khơng. Bởi vì những gì mà doanh nghiệp trong cuộc đã đầu tư thì khơng thể đảo ngược được (tính khơng thể đảo ngược được của những đầu tư đã tiến hành), những chi phí này đã bỏ ra và tốn kém dù doanh nghiệp có sản xuất hay khơng. Do vậy, doanh nghiệp đã ở trong cuộc sẵn sàng tiến hành kinh doanh khi giá chỉ đủ bù đắp chi phí biến thiên hoặc cao hơn một chút. Còn doanh nghiệp nhập cuộc tiềm năng thì phải tính tồn bộ những chi phí sẽ đầu tư cho vốn cố định và so sánh những chi phí đầy đủ đó với doanh thu để tính tốn lợi nhuận, nếu lợi nhuận nhận được sau khi trừ tất cả những chi phí này lớn hơn hay bằng 0 thì doanh nghiệp mới quyết định nhập cuộc. Như vậy, chi phí chìm dường như làm cho doanh nghiệp độc quyền có chi phí sản xuất rẻ hơn so với doanh nghiệp nhập cuộc tiềm năng nếu hai bên có trình độ cơng nghệ và các điều kiện khác như nhau. Do chi phí cố định thường là lớn nên ưu thế này là rất đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w