Khái niệm cơ bản về giá hàng hoá dịch vụ độc quyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

. Tham số chờ đợi là một biến số mà người kinh doanh không thể quyết định

1.3.1. Khái niệm cơ bản về giá hàng hoá dịch vụ độc quyền

1.3.1.1. Giá độc quyền

Giá độc quyền là giá hàng hố, dịch vụ chỉ có một tổ chức, cá nhân bán hoặc mua trên thị trường hoặc là giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân

chiếm phần lớn thị phần trong sản xuất, lưu thơng có sức mạnh chi phối giá thị trường.

Đặc trưng của độc quyền này là: tổ chức hoặc cá nhân người bán hoặc người mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cung hoặc tổng cầu trên thị trường. Người bán hoặc người mua có thể kiểm sốt được lượng cung hoặc cầu trên thị trường. Cụ thể là:

- Trên thị trường hồn tồn khơng có cạnh tranh hoặc cạnh tranh rất hạn chế, doanh nghiệp chiếm hơn 2/3 thị phần, khơng có đối thủ cạnh tranh, có nhiều rào cản nghiêm trọng ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia hoặc mở rộng kinh doanh.

- Doanh nghiệp có khả năng chi phối đáng kể thị trường đối với một sản phẩm quan trọng. Đó là những sản phẩm mà giá cả ảnh hưởng dây chuyền tới những mặt hàng khác, năng lực cạnh tranh của ngành khác hoặc sản phẩm đó chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của mặt hàng khác.

- Tình trạng doanh nghiệp lạm dụng sức mạnh thị trường của mình để tăng giá hoặc giảm giá không theo quan hệ cung cầu của thị trường.

Hoạt động của từng tổ chức cá nhân độc quyền có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả trên thị trường độc quyền, nếu doanh nghiệp là người bán hoặc người mua duy nhất chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cung hoặc tổng cầu, thì các doanh nghiệp độc quyền có ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường. Giá cả thị trường độc quyền được hình thành do sự kiểm sốt được cung hoặc cầu, nên nhà độc quyền quyết định được giá cả. Họ có thể tăng giá bán hàng hố dịch vụ bằng cách giảm cung, tạo nên sự khan hiếm hàng hoá dịch vụ.

Giá cả trên thị trường độc quyền được xác lập bởi doanh nghiệp độc quyền trong quan hệ với người tiêu dùng, các doanh nghiệp khác khơng có ảnh hưởng đáng kể gì đến giá cả. Doanh nghiệp độc quyền định ra mức giá, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu tương ứng với mức giá đó. Giá cao thì nhu cầu

của người tiêu dùng thấp và ngược lại. Do đó, quyết định về lượng của doanh nghiệp sẽ gây ra sự thay đổi về giá trên thị trường.

Trong khi các hãng cạnh tranh là người chấp nhận giá theo giá cân bằng được ấn định bởi tác động qua lại giữa cung và cầu trên thị trường, thì nhà độc quyền là người ấn định giá sau khi đã quyết định sản xuất ở mức sản lượng Q1 và nhà độc quyền sẽ niêm yết giá ở mức giá P1 (hình 2).

P MC A AC P1 AC1 MR1=MC1 MR=MC

Một nhà độc quyền tối đa hoá lợi nhuận bằng cách sản xuất ra ở mức sản lượng Q1 tại đó chi phí biên MC bằng doanh thu biên MR. Ở sản lượng Q1 có thể bán ở mức giá P1 cao hơn chi phí bình qn AC1. Lợi nhuận độc quyền là (P1 - AC1) Q1.

Trên thị trường độc quyền, sự chênh lệch về giá so với chi phí biên phụ thuộc vào độ co giãn của cầu đối với sản phẩm độc quyền theo quan hệ nghịch, nếu nhu cầu đối với sản phẩm độc quyền có độ co giãn với giá càng nhỏ thì doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền càng lớn và do đó lợi nhuận siêu ngạch sẽ càng lớn.

25

Trong thực tế, một số sản phẩm độc quyền có độ co giãn của cầu so với

giá nhỏ như xi măng, điện, xăng dầu...thì các doanh nghiệp sản xuất hay cung ứng những sản phẩm đó sẽ có sức mạnh độc quyền rất lớn và do đó cần

phải có sự điều tiết kiểm soát giá của Nhà nước. Trong trường hợp nhu cầu

đối với một số hàng hố độc quyền có độ co giãn lớn thì vấn đề độc quyền sẽ ít nghiêm trọng hơn. Có thể rút ra một số kết luận về hành vi của các doanh

nghiệp độc quyền như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w