thị trường. Tạo điều kiện cho cạnh tranh khơng có nghĩa là thuần tuý bảo vệ người tham gia cạnh tranh, mà vấn đề lớn lao quan trọng hơn là duy trì sự hoạt động của cơ chế thị trường ở trạng thái cân bằng, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế.
Việc đề xuất và triển khai các hoạt động kiểm soát độc quyền chống các hoạt động hạn chế cạnh tranh sẽ đòi hỏi sự hợp tác liên ngành rộng rãi trong nền kinh tế. Sự hợp tác đó sẽ góp phần hồn thiện hệ thống luật pháp thống nhất trong cơ chế thị trường.
Để hạn chế những tổn thất do độc quyền gây ra, trong lịch sử hàng trăm năm qua và cho đến nay, Chính phủ của nhiều nước đã áp dụng nhiều biện pháp. Mỗi biện pháp đều có những yêu cầu cụ thể cần đạt được và có những tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, khơng có biện pháp nào là vạn năng, khơng có biện pháp nào là khơng có những mặt hạn chế của nó. Lựa chọn biện pháp nào là thích hợp với từng điều kiện cụ thể là điều các nhà nghiên cứu và quản lý cần cân nhắc thận trọng. Nếu trước đây ở Mỹ các biện pháp chống độc quyền nhằm duy trì cạnh tranh ở bất kỳ hồn cảnh nào được sử dụng rộng rãi như một phương sách nhằm loại bỏ độc quyền, thì ở Đức người ta lại chấp nhận và khuyến khích các độc quyền đồng thời với việc kiểm soát các hoạt động của độc quyền để hạn chế những tổn thất mà nó có thể gây ra cho xã hội.
Ngày nay, khơng chỉ có Đức mà ngay tại nước Mỹ, Chính phủ đã có những chính sách điều tiết của mình trong một số ngành như hàng khơng, ngân hàng... Nhà nước đã chủ trương cho sát nhập các công ty nhỏ thành công ty lớn nhằm tăng thị phần và đương nhiên là tăng tính độc quyền của các ngành đó vì trên thực tế độc quyền ở những ngành này đã mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội, đó là chi phí giảm, thặng dư sản xuất và tiêu dùng đều tăng. Như vậy, cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách về cạnh tranh và độc quyền chính là hiệu quả và lợi ích kinh tế của xã hội.
Ở các nước kinh tế phát triển, ngay cả trong trường hợp Nhà nước không nắm quyền sở hữu, Chính phủ cũng phải kiểm sốt bằng biện pháp này hay biện pháp khác đối với các tổ chức độc quyền. Đối với nước ta, khi
Nhà nước là chủ sở hữu thì sự kiểm sốt của Nhà nước đối với những ngành có vị trí độc quyền là tất yếu, dù đó là độc quyền do cơ chế bao cấp sinh ra hay độc quyền do vị trí ngành nghề xác lập, hoặc độc quyền do kết quả của cạnh tranh gay gắt đem lại.
Trong việc kiểm soát những hành động hạn chế cạnh tranh Nhà nước cần phải đảm bảo cho các doanh nghiệp một sự đối xử cơng bằng và bình đẳng trên cùng một cơ sở với tất cả các doanh nghiệp, phù hợp với những thủ tục hợp pháp được lập ra. Những luật lệ và những quy định cần phải công bố cho tất cả mọi người.
Để đảm bảo cạnh tranh, Nhà nước cần ban bố luật pháp của mình trên nguyên tắc nhằm bãi bỏ và xử lý có hiệu quả những hành động và những xử sự của các công ty mà những hành động này đã lạm dụng vị trí thống trị thị trường để hạn chế việc tham gia vào thị trường, thu hẹp mọi cạnh tranh và đồng thời gây phương hại đến hoạt động thương mại và sự phát triển kinh tế của họ.
3.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của Nhà nƣớc trong việc kiểm soátđộc quyền và tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh ở Việt Nam độc quyền và tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh ở Việt Nam
Nguyên tắc chung là tính độc quyền hay thế lực độc quyền càng cao, phạm vi tác động của độc quyền đối với nền kinh tế xã hội càng lớn thì sự kiểm sốt độc quyền của Nhà nước càng chặt chẽ. Vì vậy, tuỳ theo tính chất đặc điểm khác nhau, sự kiểm sốt đó nói chung bao gồm sự phân chia thị trường, những biện pháp tác động tới giá của những ngành độc quyền và những biện pháp khác cũng không giống nhau.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên chưa có được mơi trường cạnh tranh thực sự theo đúng nghĩa của nó. Cho đến nay, Nhà nước vẫn chưa
có đủ những quy định luật lệ thông thường để tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp như: Luật thương mại, Luật kiểm sốt độc quyền, Luật khuyến khích cạnh tranh, luật bảo vệ người tiêu dùng... Do vậy tình trạng cạnh tranh bừa bãi, độc quyền trở thành đặc quyền vẫn còn là đang là những vấn đề nhức nhối tạo thành lực cản đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Đặc biệt, tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp chủ yếu là do ngành nghề được Nhà nước tạo lập, nhiều trường hợp không phải là do ưu thế thực sự hoặc do quá trình cạnh tranh gay gắt tạo nên. Trong khi đó, Nhà nước lại khơng kiểm sốt được một cách hữu hiệu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp độc quyền, để cho các doanh nghiệp này lợi dụng vị trí độc quyền đó thao túng thị trường thu vén lợi ích riêng cho tổ chức của mình, gây ra những hậu quả và bất cơng lớn trong xã hội.
Để nền kinh tế Việt Nam được vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước một cách bình thường theo đúng quy luật khách quan vốn có của nó. Nhà nước cần sớm có chính sách về kiểm sốt độc quyền, khuyến khích cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng nhằm ngăn chặn tình trạng chèn ép những người yếu hơn tham gia vào thị trường và bóc lột người tiêu dùng. Đây cũng là nhu cầu bức bách không chỉ của các doanh nghiệp, người tiêu dùng, mà còn là yêu cầu của các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Nói cách khác, sự can thiệp của Nhà nước vào cơ chế thị trường trước hết là nhằm duy trì cạnh tranh, chế ngự độc quyền. Những chế định đó của Nhà nước (Luật cạnh tranh, Luật kiểm soát độc quyền, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật phá sản...) cần hướng vào những khía cạnh cơ bản sau:
- Thứ nhất, cấm các hiện tượng và các hợp đồng vì động cơ hạn chế cạnh
tranh. Nói cách khác là không cho phép nhiều doanh nghiệp cạnh tranh thực hiện sự phối hợp hoạt động của mình trên thị trường, để qua đó nhằm
loại bỏ cạnh tranh. Chẳng hạn, đó là những thoả thuận về giá cả và thị trường khu vực. Thiệt hại lớn về mặt xã hội của những thoả thuận đó là ở chỗ, về nguyên tắc nó gây ra sự tăng giá đối với người tiêu dùng nhằm bóc lột người tiêu dùng, chèn ép và triệt tiêu những doanh nghiệp bé hơn tham gia cạnh tranh trên thị trường. Các trường hợp hạn chế cạnh tranh như các sản phẩm mặt hàng đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân (hoá chất độc, thuốc nổ, thuốc chữa bệnh....) phải được quy chế hoá chặt chẽ và đều phải đặt dưới sự kiểm sốt của Nhà nước để khơng bị lợi dụng.