Kinh nghiệm của các nƣớc Đông Âu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 49)

. Quản lý doanh thu Đây là hình thức quản lý để tăng doanh số bình quân trong một thời gian không được vượt quá mức lạm phát Công thức được sử dụng

1.4.2. Kinh nghiệm của các nƣớc Đông Âu

Ở hầu hết nước Đông Âu, các cơ quan chống độc quyền được hình thành nhưng các cơ quan này lại áp dụng chính sách kiểm sốt giá đối với

những doanh nghiệp mà họ cho là độc quyền thay vì thực hiện tự do hố giá cả như đã cơng bố chính thức. Tiêu thức xác định một cơng ty có vị thế độc quyền hay không là thị phần chiếm tới 30% trở lên, và nó sẽ chịu sự giám sát về giá cả theo những quy định của Nhà nước.

- Ở Ba Lan, đạo luật chống độc quyền được thông qua vào tháng 2 năm 1990 và cơ quan chống độc quyền được thành lập ngày 13 tháng 8 năm 1990 như là một cơ quan Chính phủ. Đạo luật này nghiêm cấm những hoạt động chủ yếu sau:

Những thoả thuận để quy định giá, phân chia thị phần, hạn chế sản xuất hay những hoạt động hạn chế sự gia nhập thị trường của các cơng ty khác.

Lạm dụng vị trí ưu thế (được quy định là chiếm 40% thị trường) để làm các việc như ngăn cản sự phát triển cạnh tranh, phân chia thị trường theo lãnh thổ hoặc theo tiêu chuẩn sản phẩm, từ chối bán hay mua khi khơng cịn phương án thay thế, sử dụng một số hình thức nhằm áp dụng giá cả phân biệt.

Dùng những điều kiện hợp đồng bóp nghẹt để kiếm lời bất chính, chiếm dụng tài sản hay cổ phiếu của các công ty khác làm điều kiện cạnh tranh bị suy yếu nghiêm trọng.

Mọi hiện tượng sát nhập hay chuyển đổi đều phải được thông báo cho cơ quan chống độc quyền biết và trong vịng 2 tháng cơ quan này có thể quyết định ngăn cấm hành động này nếu thấy nó có thể dẫn đến hình thành hoặc duy trì vị trí chiếm ưu thế hơn.

- Tại Hungaria, để chống độc quyền, đưa hoạt động thị trường vào quỹ đạo pháp chế, tháng 11 năm 1990 cùng với việc thành lập Cục cạnh tranh quốc tế thay cho Cục vật tư giá cả trước đây, Hungaria ban hành Luật "chống hoạt động thị trường bất chính" gồm các hoạt động vi phạm bí mật thương mại, làm hàng giả, xâm phạm quyền nhãn hiệu, thổi phồng chất lượng hàng hố...

Vai trị và chức năng của Cục cạnh tranh kinh tế được xác định là: giám sát hoạt động thị trường bất chính và khởi tố trước pháp luật nếu thấy cần thiết. Kiểm tra giám sát giá cả hàng hoá, đánh giá giá trị những mặt hàng các chủ hộ kinh doanh xin phép nâng giá, được phép bác bỏ những giá có thể dẫn tới hoạt động thị trường bất chính.

Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nếu phát hiện hành vi xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, cục cạnh tranh kinh tế có thể áp dụng những biện pháp cần thiết và khởi tố trước pháp luật, tồ án sẽ ra luật địi các chủ hộ kinh doanh bất chính hạ giá, cải tiến chất lượng hàng hố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w