- Năm là, sự bất bình đẳng trong quan hệ với khách hàng, với vị thế độc
3.1.1. Vai trò của Nhà nƣớc
Phát triển kinh tế hàng hố có kế hoạch địi hỏi phải tơn trọng các quan hệ thị trường, đồng thời có sự hướng dẫn, can thiệp và điều tiết của Nhà nước đảm bảo hiệu quả kinh tế, cơng bằng xã hội và duy trì sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững.
Việc thừa nhận nền kinh tế thị trường, mở cửa với thế giới bên ngoài đang làm thay đổi căn bản những vấn đề về nhận thức và phương thức điều tiết của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế ở nước ta. Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh gay gắt tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền. Vấn đề cực kỳ quan trọng là phải thừa nhận sự tồn tại của cạnh tranh và độc quyền là hai xu hướng chủ yếu chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy mọi biện pháp áp đặt trong việc xử lý vấn đề cạnh tranh và độc quyền không phù hợp với sự vận động khách quan của thị trường chắc chắn sẽ gây nên khơng ít tổn hại cho xã hội. Trên thực tế, độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh đã được các trường phái kinh tế khác nhau trên thế giới khẳng định là một trong những khuyết tật chủ yếu của nền kinh tế thị trường, đó cũng chính là một trong những lý do mà Nhà nước cần phải can thiệp vào thị trường.
Như vậy việc Nhà nước phải sửa chữa hoặc điều chỉnh những khuyết tật đó là điều khơng cần phải bàn cãi. Song sửa như thế nào bằng những biện
pháp gì? Biện pháp gián tiếp mang tính cơ cấu hay những biện pháp trực tiếp (tách nhập, điều tiết giá cả) là một vấn đề cần phải được xem xét hết sức nghiêm túc, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn của nhiều nước cho thấy, sử dụng những biện pháp trực tiếp, đặc biệt là điều tiết giá cả, là biện pháp bất đắc dĩ vì nếu lạm dụng chúng sẽ dẫn đến việc thay thế các khuyết tật thị trường bằng các khuyết tật của Chính phủ.
Mục tiêu của việc kiểm soát độc quyền, chống các hành động hạn chế cạnh tranh thực chất là nhằm thực hiện các nguyên tắc khuyến khích cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện được mục tiêu đó trong điều kiện kinh tế thị trường cịn sơ khai như Việt Nam thì vai trị của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà nước với tư cách là người điều hành, quản lý vĩ mơ và điều tiết tồn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước phải có nhiệm vụ tạo ra được một trật tự cạnh tranh theo luật định để có thể đảm bảo tính cạnh trạnh lành mạnh và lâu dài.
Trong nền kinh tế thị trường để kiểm soát độc quyền và bảo vệ cạnh tranh hợp pháp, những hoạt động điều tiết của Nhà nước có thể là những biện pháp chống Tờ rớt, chống hạn chế cạnh tranh khuyến khích thương mại cơng bằng. Vai trị truyền thống của Nhà nước về duy trì một hành lang và trật tự kinh doanh, cung cấp các dịch vụ bảo vệ an ninh quốc gia đã được mở rộng nhiều trong thời gian qua nhất là sau thế chiến thứ hai. Giờ đây vai trị của Chính phủ đã ảnh hưởng và can thiệp vào hầu hết các ngành, các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Do vậy một điều tiết rất quan trọng là các nhà quản lý phải quen thuộc với Luật doanh nghiệp và các chế định khác để nhận biết khi nào thì cần sự trợ giúp của Chính phủ (luật pháp) để tiến hành kinh doanh và nhận biết được đối thủ cạnh tranh đang làm những việc không hợp
pháp gây khó khăn cho doanh nghiệp để có những ứng xử thích hợp bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trừ trường hợp là độc quyền tự nhiên thì Nhà nước phải can thiệp trực tiếp để giảm bớt những tổn thất phúc lợi, cịn các trường hợp khác thì nên sử dụng các biện pháp gián tiếp để chống độc quyền vì các biện pháp trực tiếp rất tốn kém và khơng hiệu quả (một phần do bộ máy quan liêu, một phần do những tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình điều tiết như vậy). Một trong những biện pháp gián tiếp hữu hiệu chống độc quyền là khuyến khích cạnh tranh, tức là tạo điều kiện để các doanh nghiệp mới nhập cuộc vào thị trường phá vỡ cơ cấu độc quyền.
Như vậy, vai trị điều tiết của Nhà nước chính là sự điều phối hài hồ các lợi ích của mọi thành viên tham gia trên thị trường và bảo vệ môi trường cạnh tranh để có thể đảm bảo cho hệ thống kinh tế hoạt động một cách hữu hiệu và có hiệu qủa. Vai trị của Nhà nước còn thể hiện trong việc định hướng, khuyến khích, điều tiết và phân phối các nguồn lực của cải nhằm phục vụ phát triển kinh tế bền vững, phục vụ lợi ích cơng cộng trong một thiết chế chính trị của mình. Ngày nay Chính phủ nhiều nước đã phải thay đổi khá nhiều chính sách điều tiết để có thể thích nghi với những địi hỏi mới của con người và hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường.
Ở Việt Nam do cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp trước đây và các điều kiện về tự nhiên, vốn, kỹ thuật đang tồn tại nhiều doanh nghiệp độc quyền như: điện, nước, hàng không, bưu chính viễn thơng, cảng biển, xi măng...và hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh cũng diễn ở nhiều ngành trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là hiện tượng cạnh tranh về giá mua ở thị trường nội địa hoặc giá bán trên thị trường thế giới hoặc giá gia công của một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gạo, cà phê, sản phẩm may mặc...đã dẫn tới thiệt hại như: tăng giá trên thị trường nội địa, giảm giá xuất
khẩu và giá gia công, mất thị trường, mất niềm tin với bạn hàng nước ngồi, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hố Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý, điều hành nền kinh tế và độc quyền Nhà nước đã được thu hẹp dần phạm vi hoạt động trong một số lĩnh vực.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 đã phác họa một số nét cơ bản về vấn đề cạnh tranh và độc quyền: "Tạo môi trường và điều kiện cho sự cạnh tranh hợp pháp và sự hợp tác liên doanh tự nguyện bình đẳng giữa các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài. Từng bước xoá bỏ độc quyền Nhà nước và đặc quyền ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế. Đối với những trường hợp không tránh được độc quyền và độc quyền tự nhiên, Nhà nước cần có cơ chế kiểm sốt để tránh cửa quyền, lũng đoạn và gây nên những hậu quả cho xã hội". Như vậy Nhà nước đã có một chiến lược rõ rệt trong việc xử lý độc quyền: kiểm soát độc quyền tự nhiên (độc quyền bất khả kháng) và từng bước chống những hình thức độc quyền khác (do lịch sử để lại hoặc là kết quả của những khiếm khuyết trong cơ chế). Tuy nhiên, những tư tưởng rất cơ bản nói trên về vấn đề cạnh tranh và độc quyền ở nước ta cho đến nay vẫn chưa được cụ thể hoá thành luật.
Trên thực tế, việc kiểm soát độc quyền mới chỉ được thực hiện một phần thơng qua việc kiểm sốt giá cả độc quyền của Nhà nước. Song cơng việc này cịn hết sức sơ khai, thiếu cơ sở pháp lý và tổ chức quản lý hệ thống. Vì vậy, tình trạng lợi dụng thế độc quyền hoặc liên minh độc quyền để tăng giá, ép giá, phá giá, thậm chí gây nên những cơn sốt giá đột biến trên thị trường...đã làm thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và Nhà nước và do đó gây ra những hậu quả xấu cho toàn xã hội.
Như vậy, việc kiểm sốt độc quyền và chống cạnh tranh khơng lành mạnh là một vấn đề kinh tế xã hội rất quan trọng mà bất cứ một quốc gia nào có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đều phải coi trọng. Bởi lẽ, nó khơng chỉ gây nên sự mất ổn định về giá cả, làm giảm hiệu quả kinh tế của xã hội, gây tổn tại đến lợi ích của Nhà nước, người tiêu dùng mà cịn tạo nên tình trạng kinh tế ngầm bất cơng bằng xã hội ngày càng nghiêm trọng và các quan hệ xã hội ngày càng gay gắt.
Vì vậy để tạo dựng mơi trường cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát và hạn chế những tổn thất do độc quyền gây ra cần giải quyết một số vấn đề sau:
- Thứ nhất: Nhà nước sớm hình thành khn khổ pháp lý và các chính sách
về kiểm sốt độc quyền, chống cạnh tranh khơng lành mạnh. Trước mắt cần nhanh chóng nghiên cứu và trình Quốc hội ban hành bộ luật về kiểm sốt
độc quyền khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng làm nền tảng cho việc tạo dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh theo khuôn khổ pháp lý ở nước ta.