tham gia đầu tư vốn ban đầu với lãi vay thấp và sự chênh lệch giữa các mức giá khác nhau, đặc biệt là sự chênh lệch thấp tính cho một đơn vị hàng hố so với giá thị trường phải bù đắp được bởi số lượng tiêu thụ lớn.
Ví dụ: Một gói thuốc thứ nhất 450 gam có thể bán được với giá 1.000 đồng, một gói thuốc tây thứ hai 450g có thể bán với giá 750 đồng. Như vậy, người bán yêu cầu khách hàng phải trả 1000 đồng cho 450 gam gói thứ nhất và nếu mua thêm gói thứ hai chỉ phải trả 750 đồng.
Nhà độc quyền chia giá thành nhiều phần để bảo đảm sự công bằng cho mọi khách hàng ban đầu đều mua với khối lượng như nhau (1000 đồng), kích thích khách hàng mua nhiều (đợt hai) với giá rẻ hơn. Vận dụng nguyên tắc này, có thể chia giá điện ở thời cao điểm, điện sản xuất, điện sinh hoạt, điện ở vùng sâu, vùng xa...giá điện của mỗi loại khách hàng do Chính phủ quy định. Đó là sự phân biệt qua giá, qua chính sách của Nhà nước đối với người sản xuất, tiêu dùng.
Tuy nhiên, hình thức này cũng bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế sau, nhà độc quyền không phải lúc nào cũng làm được vì giá ban đầu cao làm giảm thu nhập sẵn có của người tiêu dùng, nhất là người có thu nhập thấp, giảm nhu cầu mua thêm và chi phí giao dịch cao hơn đối với người bán.
Cách định giá thành nhiều phần hiện nay khá phổ biến ở các nước trên thế giới như ngành cung cấp điện, cung cấp nước...thường đặt giá cao đối với lô đầu tiên được tiêu dùng trong bất cứ thời điểm nào và sau đó đặt giá thấp hơn, các biểu giá thường phân thành 4 đến 5 mức giá hoặc nhiều hơn.
- Giá hàng hoá độc quyền phải đảm bảo.
Bù đắp chi phí (đầu tư, sản xuất) có lãi hoặc ít nhất phải bù đắp đủ chi phí và tính mối tương quan giữa các đối tượng khách hàng được hưởng nhiều lợi thế phúc lợi công cộng, xã hội, sự bảo trợ của Nhà nước ở khu trung tâm so với khách hàng ở vùng sâu, vùng xa...