các đạo luật của nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế, chống những tiêu cực do độc quyền gây ra, những chính sách ở Việt Nam trong thời gian dài lại tạo ra những điều kiện khuyến khích hình thành độc quyền như: chủ trương sát nhập các doanh nghiệp vào một Liên hiệp xí nghiệp, hoặc Tổng cơng ty, đầu tư bằng vốn ngân sách tập trung để mở rộng quy mô của các doanh nghiệp lớn hiện có. Nhà nước cịn thực hiện nhiều chính sách ưu đãi khác như cho vay vốn đầu tư với lãi suất thấp, miễn giảm thuế, bù giá, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ...những chính sách trên đây xuất phát từ yêu cầu vận hành của nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung. Các doanh nghiệp độc quyền lớn có tác dụng là cầu nối trung gian giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp thành viên. Khi chuyển sang cơ chế thị trường thì các loại hình doanh nghiệp độc quyền nêu trên bộc lộ rõ nhược điểm, trở thành vật cản, triệt tiêu động lực phát triển.
Thực tế trong những năm qua cho thấy, trong một số ngành kinh tế, Liên hiệp xí nghiệp hoặc một số tổ chức mà Nhà nước vẫn nắm vai trị độc quyền tuyệt đối (điện, xi măng, hàng khơng, đường sắt, ngân hàng, bưu điện, cảng biển...). Điều đáng chú ý ở đây là sự tự quyết định của doanh nghiệp độc quyền (đặc biệt là giá, phí...) khơng phù hợp cơ chế thị trường bởi vị trí độc quyền của họ, điều này dẫn đến sự thiệt thòi của người tiêu dùng, của ngân sách Nhà nước và sự trì trệ của các tổ chức kinh doanh đó. Cũng chính điều này gây nên sự bất bình đẳng về cơng bằng xã hội, thu nhập của các tổ chức ngân hàng, xăng dầu, hàng không, bưu điện... rất cao so với mức thu nhập bình quân của xã hội. Mức chênh lệch thu nhập giữa các ngành này với các ngành khác không nằm trên cơ sở so sánh hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên ở những tổ chức này mà là do lợi thế độc quyền tạo nên. Lợi
nhuận ở những ngành này thực chất là giá trị siêu thặng dư do độc quyền đưa lại.
Gần đây, với việc ban hành các chính sách đổi mới quản lý kinh tế, đã giảm dần những ưu đãi về đầu tư, về tín dụng và thực hiện bình đẳng nghĩa vụ nộp thuế giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác.
Trong một số ngành độc quyền tự nhiên như bưu chính, viễn thơng, hàng khơng, vận tải, đường sắt, cảng biển...vẫn duy trì được một số biện pháp kiểm sốt giá độc quyền như, quy định mức giá chuẩn hoặc giá giới hạn, quản lý các định mức về chi phí vật chất và định mức lao động, tiền lương.
Tuy nhiên, xét trên tổng thể nền kinh tế quốc dân, cho đến nay về cơ bản chưa có chính sách hồn chỉnh, được thể chế hố bằng pháp luật kiểm soát độc quyền, chống hạn chế cạnh tranh, bảo đảm mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
Vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là cần xem xét lại phạm vi độc quyền kinh tế của Nhà nước sao cho thích ứng với một nền kinh tế hàng hoá đang phát triển theo cơ chế thị trường và Nhà nước cần có những biện pháp gì để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các mặt tích cực của độc quyền, đồng thời với việc kiểm soát và hạn chế những tổn thất mà độc quyền có thể gây ra.
2.2. Kiểm sốt giá độc quyền ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Khái quát về kiểm soát giá độc quyền ở Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam từ năm 1954 đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau. Tổng quan lại có thể chia thành hai giai đoạn lớn với hai phương pháp tổ chức và quản lý nền kinh tế khác nhau.
- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1986: Giai đoạn hình thành và thực thi cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
- Giai đoạn từ năm 1987 đến nay: Giai đoạn chuyển sang thực thi cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1986, do đặc điểm của thời kỳ chiến tranh và khơi phục đất nước sau chiến tranh, cộng vào đó là quan niệm sai lầm về mơ hình Xã hội Chủ nghĩa, chúng ta đã thực hiện cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. ở thời kỳ này, các loại vật tư sản phẩm do Nhà nước thống nhất quản lý và phân phối, tổ chức cung ứng tới từng địa chỉ tiêu thụ cụ thể .Việc Nhà nước quản lý và phân phối tập trung về thực chất là Nhà nước độc quyền sản xuất, phân phối và lưu thơng. Q trình hình thành và tổ chức cung ứng những loại vật tư, sản phẩm tiêu dùng này có đặc điểm như sau: