. Quản lý doanh thu Đây là hình thức quản lý để tăng doanh số bình quân trong một thời gian không được vượt quá mức lạm phát Công thức được sử dụng
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM SOÁT GIÁ ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM 2.1 Quá trình hình thành và phát triển độc quyền ở Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển độc quyền ở Việt Nam
Mở đầu của q trình này là việc quốc hữu hố ruộng đất và cuộc cải tạo tư bản tư doanh vào những năm cuối của thập kỷ 50: đưa nông dân, thợ thủ cơng, cơng nhân vào hợp tác xã, các xí nghiệp quốc doanh và cơng tư hợp doanh. Đồng thời từ q trình đó Nhà nước tập trung mọi quyền lực để đầu tư xây dựng những doanh nghiệp lớn, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng nhằm thực hiện cơng nghiệp hố và tạo cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa Xã hội.
Kết quả là nước ta đã xây dựng và hình thành nên một mơ hình kinh tế, mà trong đó thành phần kinh tế Xã hội Chủ nghĩa (bao gồm doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã) chiếm ưu thế, chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tái sản xuất xã hội, khu vực kinh tế tư nhân bị thu hẹp dần.
Cơ cấu thành phần kinh tế từ năm 1957 đến năm 1975 ở miền bắc theo số liệu thống kê cho thấy. Nếu năm 1957, khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,9% tổng sản phẩm xã hội thì đến năm 1975 đã tăng lên 50,9%. Thu nhập quốc dân từ 15,5% lên 36,5%, trong khi đó ở khu vực kinh tế tư nhân, tổng sản phẩm xã hội từ 81,9% giảm xuống còn 11,6%, ở khu vực này, giá trị tổng sản lượng công nghiệp từ 74,8% giảm xuống cịn 4,5%. Nơng nghiệp từ 99,7% giảm xuống còn 2,9%. Đặc biệt trong ngành vận tải hàng hoá hầu như khơng cịn tồn tại doanh nghiệp tư nhân.
Sau ngày miền nam giải phóng, đất nước thống nhất, đường lối cải cách tư bản tư doanh và phát triển khu vực doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được thực hiện cho đến năm 1986. Đại hội Đảng tồn quốc khố VI (tháng
12/1986) đã đề ra một chương trình cải cách kinh tế rộng lớn, trong đó đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần được khẳng định, khu vực kinh tế tư nhân được hồi sinh và khuyến khích phát triển. Nhờ vậy cơ cấu giữa các thành phần kinh tế đã có những thay đổi. Trong một số ngành ở một vài lĩnh vực, đặc biệt là khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và cơng nghiệp điện tử, cơ khí...tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, cho đến nay khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm vị trí rất lớn trong nhiều ngành, nhất là các ngành luyện kim, xi măng, hàng hoá, đường biển viễn dương...số liệu sau đây sẽ chứng minh điều đó:
Tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nƣớc trong cơ cấu một số ngành độc quyền:
(Đơn vị tính: 100%) Ngành sản xuất 1. Than 2. Dầu khí 3. Luyện kim 4. Xi măng
5. Đường biển viễn dương 6. Bưu chính viễn thơng
7. Điện
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Như vậy, hầu hết các ngành công nghiệp như: dầu khí, điện, xi măng...đều do doanh nghiệp Nhà nước độc quyền nắm giữ.
Từ số liệu và thực tế trên có thể rút ra nhận xét, với mơ hình kinh tế của Chủ nghĩa Xã hội trước đây ở Việt Nam, nền kinh tế được quản lý theo cơ
chế kế hoạch tập trung bao cấp nên các tổ chức độc quyền ở nước ta sinh ra khơng phải do q trình cạnh tranh gay gắt dẫn đến mà hình thành chủ yếu bởi chế độ công hữu trong hầu hết các ngành kinh tế. Do đó nó khơng gắn chặt với tiến bộ kỹ thuật và tổ chức quản lý tốt. Độc quyền ở nước ta là sản phẩm của cơ chế quản lý cũ, là độc quyền Nhà nước.
Hình thức độc quyền Nhà nước ra đời khơng phải do kết quả của cạnh tranh mà do quyền lợi của Nhà nước xác lập, ở các nước phương Tây, Nhà nước chỉ nắm độc quyền trong một số ít lĩnh vực tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể từng nước. Hình thức độc quyền Nhà nước ở Liên Xơ (cũ) và các nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây bao trùm toàn bộ các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Xã hội Chủ nghĩa. Độc quyền Nhà nước thể hiện hết sức đa dạng trước hết là chế độ quản lý hành chính mệnh lệnh tập trung đối với việc phân bổ các tư liệu sản xuất, kết quả lao động, hoạt động kinh doanh, lưu thông, phân phối... Trên phạm vi xã hội cũng như trong từng khâu của nền kinh tế, có thể nói Nhà nước nắm độc quyền kinh doanh quản lý đối với hầu hết hoạt động kinh tế của đất nước, Nhà nước vừa là chủ thể lập pháp và hành pháp vừa là chủ thể quản lý kinh doanh.
Chế độ độc quyền Nhà nước này tuy có một số mặt tích cực. Tập trung cao độ các nguồn lực vào trong tay Nhà nước, có thể phân phối và sử dụng nguồn lực đó một cách tập trung theo những định hướng mà Nhà nước xác định. Chế độ này nói chung cũng có những tác dụng nhất định trong những năm chiến tranh ở nước ta, tuy nhiên việc chậm chuyển đổi cơ chế quản lý đã kìm hãm sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước. Chính sách độc quyền Nhà nước tràn lan đã làm tê liệt tính năng động của nền kinh tế. Rõ ràng là, ở đâu có độc quyền Nhà nước, ở đó khơng có tự do cạnh tranh hoặc cạnh tranh bị hạn chế.
Qua xem xét quá trình hình thành các tổ chức độc quyền ở Việt Nam có thể rút ra những nhận xét sau: