Kinh nghiệm của Liên bang Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

. Quản lý doanh thu Đây là hình thức quản lý để tăng doanh số bình quân trong một thời gian không được vượt quá mức lạm phát Công thức được sử dụng

1.4.1. Kinh nghiệm của Liên bang Mỹ

Kiểm soát độc quyền bằng các đạo luật mà nền tảng là các chính sách của Chính phủ điều tiết cơ cấu và hoạt động thị trường là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất ở Mỹ.

Thế kỷ 19 đã chứng kiến một sự gia tăng nhanh về tập trung quyền lực kinh tế ở nước Mỹ dưới hình thức Tờ rớt. Dưới một thoả thuận về Tờ rớt, quyền bầu cử về vốn của một hãng trong một ngành công nghiệp của tập đoàn độc quyền được chuyển giao cho một Tờ rớt hợp pháp, Tờ rớt này sẽ quản lý các hãng như một Cartel để hạn chế sản lượng định giá độc quyền và thu lợi nhuận độc quyền. Những Tờ rớt nổi tiếng như Tờ rớt dầu, Tờ rớt thuốc lá, sắt thép, xi măng... tất cả các Tờ rớt này đều hoạt động trong những năm 80 của thế kỷ 19. Công chúng phẫn nộ với việc tập trung quyền lực kinh tế và sự lạm dụng quyền lực này nên đã gây sức ép để Nhà nước ban hành những đạo luật chống Tờ rớt, bắt đầu bằng Đạo luật Sherman năm 1890. Tiếp theo là đạo luật Clayton 1914. Mục đích của những luật chống Tờ rớt là ngăn nhà độc quyền hay sự tập trung quá đáng của thế lực kinh tế nhằm bảo vệ trước sự tập trung quá đáng các thế lực kinh tế và để duy trì một mức độ nhất định của cạnh tranh trong nền kinh tế.

Đạo luật Sherman - 1890. Đây là đạo luật chống Tờ rớt đầu tiên của liên bang Mỹ. Đạo luật này coi việc chiếm độc quyền thương mại là bất hợp pháp và đặt ra ngồi vịng pháp luật mọi sự tập hợp hoặc mưu đồ hạn chế thương mại.

Đạo luật Clayton - 1914. Đạo luật này ra đời nhằm bổ sung cho đạo luật Sherman mà nội dung cơ bản của nó quy định 4 hình thức được coi là bất hợp pháp như: phân biệt đối xử về giá, những hợp đồng độc quyền và ràng buộc, chiếm vốn giữa các công ty, sự phối hợp giữa các Ban giám đốc.

Cụ thể, điều 2 của đạo luật coi những người bán là phạm pháp khi có những phân biệt đối xử về giá đối vơí người mua, khi sự phân biệt này có tác động đáng kể tới hạn chế cạnh tranh và có xu hướng tạo ra độc quyền. Phân

biệt đối xử về giá chỉ được chấp nhận trên cơ sở về chủng loại, chất lượng, lượng mua, chi phí bán hàng hay vận chuyển và khi giá được hạ để phù hợp với tình hình cạnh tranh.

Đạo luật Robinson - Patman (1936)

Đạo luật này nhằm bổ sung cho đạo luật Clayton, các hành vi coi là phạm luật nếu bán rẻ hơn cho người mua hay cho một thị trường theo những mức giá quá thấp một cách không hợp lý để phá hoại cạnh tranh và loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Đạo luật cũng bảo vệ những nhà bán lẻ nhỏ trước sự cạnh tranh về giá của các nhà bán lẻ lớn vì những nhà bán lẻ lớn có khả năng nhận được giá rẻ hơn và chi phí mơi giới thấp hơn khi mua một lượng hàng hoá lớn từ những nhà cung ứng.

Chính sách chống Tờ rớt cũng được hướng vào các ngành có hành động chống cạnh tranh. Các điều khoản của nó nhằm chống hành vi liên kết giá hay phân biệt đối xử về giá nếu những hành động này làm giảm đáng kể cạnh tranh hay có xu hướng hình thành Cartel và cả những hành động khơng chính thức về liên minh để phân chia thị trường, cố định giá, hay chỉ đạo giá. Việc áp dụng những chính sách tương tự như chính sách của tập đồn độc quyền cũng được coi là phạm luật nếu nó phản ánh sự liên kết.

Định giá để bán phá giá được coi là bất hợp pháp, đây là trường hợp một hãng dùng lợi nhuận thu được ở thị trường này. Để bán sản phẩm hay dịch vụ ở thị trường khác dưới chi phí bình quân nhằm đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường hay ngăn chặn sự gia nhập của các hãng mới. Ngoài việc cấm sử dụng việc bán phá giá các điều khoản cũng quy định việc chống lại các hình thức phân biệt giá khác làm ảnh hưởng đến cạnh tranh và có xu hướng dẫn tới độc quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w