Thị trường nước ta từ năm 1987 đến nay đã dần dần được hình thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 66)

theo đúng quy luật khách quan là thị trường tự do, gồm nhiều thành phần kinh tế, cạnh tranh và theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Song, quá trình tự do cạnh tranh cịn chưa đủ thời gian để hình thành lên các độc quyền lớn. Một số tổ chức độc quyền vững chắc trên thị trường hiện nay không phải do ưu thế trong cạnh tranh hình thành, mà do chế độ và chính sách của Nhà nước quy định. Đó là các doanh nghiệp độc quyền Nhà nước. - Từ năm 1987 trở lại đây, danh mục các sản phẩm do Nhà nước độc quyền kinh doanh đã giảm đi rất nhiều và trong nhiều ngành sản xuất kinh doanh ở nước ta đã hình thành nên các doanh nghiệp độc quyền, tạo thế liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước để độc chiếm thị trường nhờ sản xuất ra số lượng hàng hoá lớn, cung cấp cho đại bộ phận nhu cầu của thị trường. Có

2 loại doanh nghiệp độc quyền phổ biến đang hoạt động trên thị trường là:

Thứ nhất, độc quyền Nhà nước, Nhà nước là người sở hữu và giao

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, nhưng Nhà nước vẫn xét

duyệt cả giá mua và giá bán. Loại doanh nghiệp được giao nhiệm vụ độc quyền sản xuất kinh doanh các hàng hoá dịch vụ như điện, nước máy, bưu chính viễn thơng, đường sắt.

Thứ hai, loại độc quyền của tập đoàn thiểu số các doanh nghiệp Nhà

nước, là những Tổng công ty lớn do Nhà nước thành lập khi chuyển sang cơ chế mới sẵn có ưu thế về vốn và được Nhà nước đảm bảo, sẵn có cơ sở vật chất kỹ thuật và thị trường truyền thống nên vẫn giữ được vị trí độc quyền trên thị trường như kinh doanh xăng dầu, xi măng, kim khí...

Như vậy, hiện tại ở nước ta độc quyền về cơ bản là độc quyền Nhà nước, nó là kết quả của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp để lại chứ khơng phải được hình thành do q trình phát triển, tích tụ, tập chung vốn, chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường tạo nên. Nó là sản phẩm của ý muốn chủ quan thơng qua chính sách tập trung hố sản xuất theo chiều rộng của doanh nghiệp Nhà nước. Chính vì lẽ đó các độc quyền Nhà nước nhìn chung chưa thể hiện được tính ưu việt của sản phẩm quy mơ lớn, mà ngược lại nó cịn bị thua kém một số doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, phần nào tạo nên gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Ở nước ta cho đến nay, tuy các doanh nghiệp độc quyền đã được Nhà nước quản lý thông qua việc kiểm sốt giá độc quyền. Song cơng việc này cịn mang tính chắp vá, thiếu hệ thống, thiếu cơ sở pháp lý nên tình trạng lợi dụng thế độc quyền để tăng giá, ép giá, thậm chí có lúc cịn gây lên những cơn sốt giá đột biến trên thị trường...làm thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và Nhà nước, gây ra những hậu quả xấu cho tồn xã hội. Chính điều này đã tạo ra thu nhập cao cho các doanh nghiệp trong các ngành độc quyền như: bưu chính viễn thơng, điện, ngân hàng, xăng dầu, hàng không...mức chênh lệch thu nhập giữa ngành độc quyền này và các ngành khác không nằm trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh doanh của những tổ

chức này, mà do lợi thế độc quyền mang lại, lợi nhuận của những ngành này thực chất là giá trị siêu thặng dư do giá cả độc quyền tạo ra.

2.2.2. Thực trạng kiểm soát giá độc quyền ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế thị trường ở nước ta đã được hình thành và phát triển kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Cạnh tranh và độc quyền là hai thái cực thường xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Một số công ty Nhà nước hiện nay đang được kinh doanh độc quyền do có sự trợ giúp của Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh và lợi ích quốc gia, các doanh nghiệp độc quyền này hầu hết là các Tổng cơng ty trực thuộc Chính phủ. Do vậy có thể nói, hoạt động của các doanh nghiệp này được quyết định bởi biện pháp hành chính của Nhà nước và họ độc quyền kinh doanh một cách tuyệt đối.

Tạo dựng lên những mơ hình này, bên cạnh mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận như một doanh nghiệp, Nhà nước còn trao cho họ những nhiệm vụ chính trị, xã hội khác. Khi trao cho họ sự độc quyền ấy, Nhà nước tin tưởng các doanh nghiệp này sẽ hoạt động hiệu quả, đảm bảo an ninh và lợi ích quốc gia...điều này khơng khác biệt lắm so với các nước khác. Song, ở đây lại có sự khác biệt khá lớn so với các nước khác (cùng theo kinh tế thị trường và cũng có các ngành kinh doanh độc quyền) là mỗi hoạt động độc quyền đều được chế định bằng luật riêng như Luật về điện, Luật vận tải hàng khơng dân dụng... Trong khi đó hoạt động của các ngành này ở Việt Nam hầu như chưa có luật mà được quản lý bằng hệ thống pháp quy (cao nhất là Nghị định của Chính phủ) nhưng lại do chính cơ quan độc quyền soạn thảo. Do vậy đã có khơng ít độc quyền đã được hành chính hố.

Sự độc quyền này thể hiện ở chỗ các Tổng công ty được ưu đãi cưng chiều đặc biệt, có quan hệ thân cận với các cơ quan quyền lực, các đề xuất

của họ đưa ra đều được ưu tiên và được trực tiếp giải quyết với mức ưu tiên cao nhất. Có thể thấy rõ điều này ở các ngành độc quyền như hàng khơng, bưu chính viễn thơng, vận tải biển quốc tế, đường sắt... Nhìn chung, sự độc quyền ở Việt Nam rộng hơn nước khác rất nhiều cả về mức độ và phạm vi. Như đã trình bày ở trên, do sự hoạt động và cơ cấu giá thành của các doanh nghiệp này chỉ có một cơ quan Chính phủ kiểm sốt nên dẫn tới nhiều trì trệ trong kinh doanh như, bộ máy làm việc cồng kềnh, chất lượng phục vụ thấp, mức thất thoát cao...

Hiện tại, độc quyền kinh doanh ở nước ta có thể chia thành 3 loại chính đó là: độc quyền tuyệt đối, độc quyền nhóm và độc quyền hình thành do kết quả của cạnh tranh. Tuy nhiên, tính chất và mức độ độc quyền lại ở nhiều mức độ khác nhau, vì vậy trong thực tiễn, Nhà nước đang áp dụng nhiều hình thức và biện pháp quản lý giá khác nhau, nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

Thứ nhất, các doanh nghiệp độc quyền thuần tuý là các doanh nghiệp được

Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm như: điện, bưu chính viễn thông, vận chuyển hàng không dân dụng, nước máy...hiện tại, đây là những sản phẩm độc quyền ở mức độ tương đối cao và khá hoàn chỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực này đều do Nhà nước thành lập, về mặt sở hữu đó là độc quyền Nhà nước. Nhà nước độc quyền toàn bộ từ khâu sản xuất và cung cấp những sản phẩm dịch vụ đó đến người sử dụng cuối cùng, khơng qua một khâu trung gian nào khác. Đây là những sản phẩm và dịch vụ đặc thù, hết sức thiết yếu đối với sản xuất và đời sống. Mặt khác, do tính kinh tế địi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh loại mặt hàng này phải xây dựng quy mơ lớn mới có hiệu quả cho xã hội.

Bên cạnh việc duy trì độc quyền đó, Nhà nước cần phải thực hiện một cơ chế quản lý, trong đó có quản lý giá cả rất nghiêm ngặt, nhằm kết hợp và

đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó đặc biệt lưu ý tới sự tách bạch giữa lợi ích của người chủ sở hữu, Nhà nước với lợi ích của các doanh nghiệp. Do vậy, đối với các doanh nghiệp độc quyền này, hiện tại Nhà nước đang quản lý giá bằng các biện pháp định giá trực tiếp (định giá chuẩn) trên cơ sở kiểm soát chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w