Đối với ngành xi măng Hiện tại, Tổng công ty xi măng Việt Nam vẫn là ngành độc quyền dưới 2 giác độ Thứ nhất, thị phần của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 78)

là ngành độc quyền dưới 2 giác độ. Thứ nhất, thị phần của Tổng công ty xi măng Việt Nam luôn ở mức từ 70-75%. Số còn lại là do nhập khẩu và sản xuất bởi các liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp địa phương. Thứ hai, Tổng công ty xi măng có những ảnh hưởng đáng kể đến chính sách của Chính phủ, bao gồm cả kế hoạch sản xuất và đặc biệt là chính sách nhập khẩu để cân đối cung cầu trong nước.

Chính sách của Chính phủ về thành lập và củng cố các doanh nghiệp mạnh, trong đó có Tổng cơng ty xi măng trước mắt sẽ củng cố sức mạnh độc quyền của Tổng công ty xi măng. Song với việc cấp giấy phép liên doanh cho một loạt các công ty nước ngồi với sở hữu nước ngồi trung bình 70% và Tổng cơng ty xi măng 30%, tình trạng độc quyền Nhà nước đã dần dần được cải thiện vì các cơng ty nước ngoài với đa số cổ phần đang theo đuổi những mục tiêu lợi nhuận riêng của họ, và thị trường xi măng đã có sự cạnh tranh, mặc dù sự cạnh tranh này rất yếu ớt giữa các tập đoàn sản xuất xi măng.

Hiện tại, Chính phủ đã thực sự quan tâm đến việc kiểm soát độc quyền, mà thực chất là công nhận sự độc quyền của Tổng công ty xi măng và đồng thời đã áp dụng một số biện pháp kiểm sốt giá kèm theo đó là kiểm sốt sản lượng nhằm hạn chế những tác hại do độc quyền gây ra. Tuy nhiên, hiện nay

Chính phủ cịn khá thận trọng trong việc áp dụng chính sách chống độc quyền tồn diện (sử dụng các biện pháp cơ cấu để phá vỡ thế độc quyền) ở những nơi đã có khả năng áp dụng trong ngành xi măng để phá vỡ thế độc quyền của ngành này. Song, với sự tham gia mạnh mẽ của các liên doanh với nước ngoài trong thời gian qua, cơ cấu độc quyền tuyệt đối trong ngành xi măng đã chuyển sang hình thái độc quyền nhóm.

Tóm lại, hiện tại ngành xi măng có cơ cấu độc quyền rõ rệt với thị phần áp đảo của Tổng cơng ty xi măng và do đó, Tổng cơng ty này có sức mạnh độc quyền rất lớn thể hiện qua việc Tổng công ty có khả năng chi phối giá và dự kiến kế hoạch sản lượng của ngành, cũng như Tổng cơng ty có những ảnh hưởng đáng kể đến việc hoạch định các chính sách thương mại và đặc biệt là chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước đối với sản phẩm xi măng và Nhà nước vẫn phải áp dụng hình thức kiểm soát giá đối với ngành xi măng.

Thứ ba, là loại độc quyền hình thành do kết quả của cạnh tranh, hoặc

do sự kết hợp của một số doanh nghiệp với nhau tạo thành liên minh độc quyền nhằm thống lĩnh thị trường khống chế giá cả để thu lợi nhuận tối đa.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh. Một số doanh nghiệp yếu thế sẽ bị phá sản, trong khi đó sẽ có một số doanh nghiệp thắng thế ngày càng chiếm lĩnh mở rộng thị trường và sẽ trở thành độc quyền, đó là kết quả tất yếu của sự tự do cạnh tranh. Loại độc quyền này thường kém ổn định lâu dài, nó có thể phát sinh trong từng trường hợp, từng hành vi kinh doanh. Ví dụ như cơng ty Honda Việt Nam, nước khoáng Lavie...đối với các loại doanh nghiệp này, hiện tại Nhà nước đang kiểm soát bằng một số quy định về chống độc quyền, hạn chế cạnh tranh, kiểm soát giá nằm rải rác trong một số văn bản quy phạm pháp luật, mà chưa có luật điều chỉnh trực tiếp vấn đề này.

Việc thực hiện cơ chế quản lý giá đối với hàng hoá dịch vụ độc quyền đang được tiến hành như trên, mặc dù có một số ưu điểm như: đảm bảo an ninh, lợi ích quốc gia, đảm bảo cho Nhà nước có thể chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, độc quyền mang tính hành chính này cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực, nhất là khi Nhà nước khơng có những biện pháp quản lý giá gắt gao thì rất dễ biến tướng từ độc quyền Nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp, có thể kể đến một số tồn tại hạn chế do loại hình độc quyền này gây ra ở nước ta hiện nay như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w