Chi phí của xã hội cho sức mạnh độc quyền Ở thị trường cạnh tranh mỗi hãng chọn mức chi phí biên bằng mức chi phí biên của xã hội dành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 35)

mỗi hãng chọn mức chi phí biên bằng mức chi phí biên của xã hội dành cho các nguồn lực được huy động. Sự đánh giá lợi ích biên từ sản lượng của mỗi hãng, (tức là giá của sản lượng sẽ trùng với quan điểm của xã hội về giá trị biên của sản lượng đối với người tiêu dùng). Cân bằng trong điều kiện cạnh tranh sẽ đảm bảo cho mỗi ngành sẽ tăng sản lượng tới một mức mà ở đó giá sẽ bằng chi phí biên và do vậy lợi ích biên của xã hội bằng chi phí biên của xã hội.

Khi có một ngành hoạt động trong điều kiện cạnh tranh khơng hồn hảo thì mỗi hãng trong ngành đó được hưởng một sức mạnh độc quyền. Bằng cách chọn chi phí biên bằng doanh thu biên, mỗi hãng sẽ sản xuất ra một mức sản lượng mà tại đó giá sẽ lớn hơn chi phí biên. Mức chênh lệch của giá so mới chi phí biên và doanh thu biên là một thước đo thể hiện sức mạnh độc quyền của hãng.

Khi các hãng có sức mạnh độc quyền thì giá và lợi ích biên của xã hội từ đơn vị sản phẩm cuối cùng sẽ lớn hơn chi phí biên của xã hội cho việc sản xuất đơn vị sản phẩm cuối cùng đó. Trong một ngành mà sản lượng đang được sản xuất ra quá ít, nếu tăng sản lượng thì lợi ích của xã hội sẽ tăng nhiều hơn so với mức tăng chi phí của xã hội. Vậy làm thế nào để đo được chi phí của xã hội cho sức mạnh độc quyền.

Như đã phân tích ở tiết 1.1.1, các doanh nghiệp độc quyền địi hỏi phải có lợi thế kinh tế nhờ quy mơ để hạn chế số lượng các hãng mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, để dễ dàng cho việc làm rõ khái niệm về chi phí của xã hội cho sức mạnh độc quyền thì ở đây khi phân tích ta tạm thời bỏ qua lợi thế kinh tế nhờ quy mơ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như một ngành sẽ do một hãng duy nhất nắm giữ và hãng này sẽ hoạt động như một nhà độc quyền trên thị trường. Câu hỏi này được lý giải trong hình sau: (hình: 3)

p

PM

A

Lợi nhuận Chi phí

độc quyền của xãhội B LAC, LMC

PC C DD DD MR 0 QM QC Q Hình:3 28

Trong điều kiện cạnh tranh hồn hảo thì LMC sẽ đồng thời là đường chi phí biên dài hạn và là đường cung của hãng. Với lợi tức cố định theo tỷ lệ thì LMC cũng là đường chi phí bình qn dài hạn của ngành. Với đường cầu

DDlà trạng thái cân bằng, cạnh tranh sẽ xảy ra tại điểm B. Ngành cạnh tranh sẽ làm ra sản lượng Qc bán tại giá Pc.

Khi ngành do một nhà độc quyền nắm giữ thì ở mỗi mức sản lượng, doanh thu biên MR nhỏ hơn giá. Nhà độc quyền sẽ sản xuất ở mức QM và do đó làm cho chi phí biên bằng doanh thu biên. Diện tích PMPcCA cho thấy lợi nhuận của nhà độc quyền thu được khi bán sản lượng QM tại một mức giá cao hơn chi phí biên và chi phí trung bình. Diện tích của tam giác ABC là gánh nặng vơ ích hay là chi phí của xã hội cho sức mạnh độc quyền. Vì tại QM lợi ích biên của xã hội từ một đơn vị sản lượng thêm nữa là PM, nhưng chi phí biên của xã hội chỉ là Pc. Xã hội vẫn muốn tăng sản lượng đến điểm cân bằng cạnh tranh B, tại đây lợi ích biên của xã hội bằng chi phí biên của xã hội. Tam giác ABC đo mức lợi nhuận của xã hội hay là lượng dư của lợi ích so với chi phí do việc tăng sản lượng. Ngược lại, khi giảm sản lượng từ Qc đến QM nhà độc quyền đã bắt xã hội phải gánh chịu một chi phí bằng diện tích tam giác ABC.

Đối với tồn bộ nền kinh tế thì chi phí của xã hội cho sức mạnh độc quyền là tổng diện tích tam giác “gánh nặng vơ ích” ABC đối với những ngành độc quyền có chi phí biên và doanh thu biên nhỏ hơn giá và lợi ích biên của xã hội. Ở đây có một câu hỏi được đặt ra, vậy mức chính xác về chi phí của xã hội cho độc quyền là bao nhiêu? xung quanh câu hỏi này có nhiều

ýkiến, quan điểm khác nhau. Nhưng một điều có thể khảng định được rằng, độc quyền dù ít hay nhiều cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho phát triển kinh tế cũng như lợi ích của tồn xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w