về thời gian, phạm vi, cách thức bảo hộ...để khuyến khích cạnh tranh. Tạo cho doanh nghiệp mới ra đời có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, cần có những ưu đãi cho những doanh nghiệp còn non yếu này. Nhưng những ưu đãi này cần phải có giới hạn như điều kiện vay vốn, thời hạn miễn thuế, sử dụng lao động có trình độ cao...trong khoảng khơng gian và thời gian nhất định, để khi hết sự ưu ái đó, doanh nghiệp có khả năng đứng vững trên thị trường, sau đó có thể vươn ra cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nếu đơn thuần cứ tạo sự ưu ái tràn lan cho một số doanh nghiệp nào đó để phát triển mạnh trên thị trường trong nước, tức là đã bóp méo cạnh tranh, vơ tình tạo ra độc quyền ở thị trường nội địa và doanh nghiệp được coi là độc quyền này sẽ khơng có khả năng vươn ra cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng chính sức lực của mình.
3.2. Kiến nghị các giải pháp kiểm soát giá đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền ở Việt Nam nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền ở Việt Nam
Sau 16 năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Việt Nam đã ban hành được một số chính sách và bước đầu đã hình thành một khung pháp lý chủ yếu hướng việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế vận hành của nền kinh tế, đang tồn tại và phát sinh nhiều yếu tố gây cản trở cho việc thực hiện các nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, và độc quyền trong kinh doanh biểu hiện ở khía cạnh sau: Về khuôn khổ pháp lý, Nhà nước đã ban hành được một số luật thừa nhận tư cách pháp lý và bảo hộ các quyền của chủ đầu tư, nhưng so với yêu cầu của việc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường thì các luật đó chưa đủ để tạo ra mơi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Về chính sách cụ thể trong thực tế vẫn cịn có sự phân biệt đáng kể giữa các thành phần kinh tế, tạo ra những lợi thế trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Trong nhiều ngành và lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước cịn giữ vị trí chi phối hoặc thâu tóm tồn bộ thị trường. Vì vậy, để kiểm sốt độc quyền nói chung và kiểm sốt độc quyền giá nói riêng trong nền kinh tế, địi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp của nhiều ngành nhiều cấp có liên quan và phải sử dụng nhiều giải pháp đồng bộ trong việc kiểm soát độc quyền nhằm hạn chế những tiêu cực do độc quyền gây ra, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và cho toàn xã hội.
Từ cơ chế kinh tế cũ Nhà nước định giá hầu hết các hàng hố và dịch vụ thì khi chuyển sang cơ chế mới Nhà nước chỉ định giá một số ít những sản phẩm có tính chất độc quyền quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu
dùng. Mặc dù vậy, trong cơ chế thị trường Nhà nước vẫn có vai trị quan trọng trong quản lý giá cả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Mục đích của cơng tác xây dựng và phê duyệt giá trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là xác định đúng giá trị của tài sản, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ...phù hợp với quan hệ cung cầu, thị trường nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
Vấn đề phân cấp quản lý giá trong cơ chế thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho quá trình xây dựng và áp dụng giá đảm bảo tính khách quan, phù hợp với các chế độ chính sách tài chính kế tốn của Nhà nước. Giá cả được xây dựng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu quản lý sẽ kích thích sản xuất phát triển, đảm bảo sự kết hợp hài hồ giữa lợi ích Nhà nước, tập thể và người lao động. Ngược lại, khi xây dựng và phê duyệt giá theo cảm tính, khơng mang tính khoa học, khơng xem xét tồn diện các yếu tố ảnh hưởng thì sẽ kìm hãm sản xuất, khơng khuyến khích được các tập thể, và người lao động quan tâm tới hiệu quả sản xuất và kinh doanh của mình.
Việc nghiên cứu cơ chế kiểm sốt giá đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước cũng phải phù hợp với phương hướng tiếp tục đổi mới chính sách giá, cơ chế điều hành giá trong thời gian tới là: Nhà nước chủ yếu sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô để tác động gián tiếp vào cung cầu bình ổn giá cả thị trường, giảm đến mức tối đa sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào giá cả thị trường, đảm bảo quyền tự chủ về giá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo lập hành lang pháp lý về cạnh tranh công bằng, đúng pháp luật và tăng cường đầu tư để doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường trong nước và thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhằm hạn chế những tiêu cực do độc quyền gây ra, Nhà nước có thể sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp kinh tế, hành chính để kiểm sốt độc quyền.
Song, ở nước ta trong thời gian tới do độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn là chủ yếu, nên trước mắt biện pháp kiểm sốt giá vẫn đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội.
3.2.1. Phân loại hàng hố, dịch vụ để xác định hình thức quản lý vàkiểm soát giá độc quyền kiểm soát giá độc quyền
Khơng có Nhà nước nào trong nền kinh tế thị trường có khả năng giám sát giá của tồn bộ sản phẩm trong xã hội, đồng thời cơng việc này cũng khơng có ý nghĩa khi thị trường có mức độ cạnh tranh tương đối cao. Việc xác định doanh nghiệp nào là doanh nghiệp độc quyền hay khống chế thị trường thường được quy định rõ trong Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay ngay cả trong dự thảo Luật cạnh tranh vẫn chưa thống nhất được các tiêu chí xác định doanh nghiệp như thế nào là doanh nghiệp độc quyền, do đó việc phân loại các hàng hoá và dịch vụ để lựa chọn những hàng hố độc quyền từ đó có căn cứ để Nhà nước áp dụng các hình thức kiểm sốt giá là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay khi mà độc quyền trong một số ngành kinh tế đang là vấn đề bức xúc cho tồn xã hội.
Có thể nói, khơng phải tất cả các hàng hố, dịch vụ do doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước và lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đều thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá mà cần rà sốt và phân ra theo từng nhóm hàng hố, dịch vụ độc quyền trong nền kinh tế nước ta để xem xét mức độ, tính chất độc quyền của nó mà có hình thức quản lý và kiểm sốt giá cho phù hợp như: định mức giá cụ thể, định khung giá, giá giới hạn, định
mức lợi nhuận tối đa tính trong giá, kiểm sốt chi phí sản xuất, lưu thơng theo quy định của Nhà nước...cụ thể là: