Lĩnh vực cuối cùng là lĩnh vực vận chuyển hàng không dân dụng,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 75)

đây là lĩnh vực mang tính độc quyền cao. Hiện tại giá vận chuyển hành khách nội địa đang được quản lý bởi các cơ quan quản lý Nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, Ban Vật giá Chính phủ, Cục Hàng khơng dân dụng Việt Nam), với cơ chế định giá trên đường bay chuẩn Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và phê duyệt giá trên các đường bay khác trên cơ sở giá đường bay chuẩn.

Hiện tại, việc phân cấp quản lý giá và các nguyên tắc hình thành giá đối với vận chuyển hàng không dân dụng đang được quy định như sau:

Về phân cấp quản lý giá. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, tại điều 71 quy định: “Nguyên tắc xây dựng, điều kiện áp dụng giá cước, khung giá cước vận chuyển hàng khơng do Chính phủ quy định. Giá cước vận chuyển thường lệ do các doanh nghiệp vận chuyển hàng không, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng phê duyệt”.

Thủ tướng Chính phủ quyết định các chủ chương, chính sách và những ngun tắc hình thành cước hàng khơng trong nước và quốc tế. Quyết định việc ký kết hoặc uỷ quyền cho các Bộ, ngành liên quan đàm phán ký kết các thoả thuận thuộc các Hiệp định, Hiệp ước quốc tế đa phương hoặc song phương về cước vận chuyển hàng không. Uỷ quyền cho Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam quy định mức cước giới hạn tối đa áp dụng cho hành khách là người Việt Nam trên đường bay trong nước.

Ban Vật giá Chính phủ thẩm định các đề án của Cục Hàng khơng về chủ chương chính sách và những ngun tắc hình thành cước hàng khơng trình Thủ tướng Chính phủ, bàn với Cục Hàng không để thống nhất phương án quy định hoặc điều chỉnh cước giới hạn tối đa áp dụng cho hành khách là người Việt Nam trên đường bay trong nước Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, trong trường hợp khơng thống nhất được thì trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức phối hợp với Cục Hàng không dân dụng Việt Nam tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm kỷ luật về chấp hành chính sách quản lý đối với cước hàng không của Nhà nước.

Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xây dựng các đề án về chính sách, nguyên tắc, phương thức quản lý cước hàng khơng trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời hướng dẫn chỉ đạo các hãng hàng khơng chấp hành chính sách, mức cước hàng khơng do các cấp có thẩm quyền quy định. Được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền quyết định mức cước giới hạn tối đa được quy

định tại điều 3 Quyết định 818 (áp dụng cho hành khách là người Việt Nam trên đường bay trong nước Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) sau khi đã bàn và thống nhất với Ban Vật giá Chính phủ, phê chuẩn các mức cước đã được cụ thể hóa từ cước giới hạn tối đa do các hãng hàng không đề nghị và hướng dẫn các hãng hàng không thực hiện các mức cước đã được phê chuẩn này. Thống nhất với Tổng cục Bưu điện về cước đối với ấn phẩm, bưu phẩm, vận chuyển qua đường hàng khơng.

Các hãng hàng khơng chấp hành các chính sách, mức cước quy định của Nhà nước và các hướng dẫn của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, các cơ quan quản lý chức năng, thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình và mức cước quy định thuộc thẩm quyền của hãng cho cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý chức năng. Căn cứ các nguyên tắc hình thành giá do Thủ tướng Chính phủ quy định, xây dựng bảng cước cụ thể trên các tuyến bay để báo cáo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phê chuẩn.

Các hãng hàng không căn cứ vào nguyên tắc quy định tại điều 2 QĐ 818/TTg và mức cước giới hạn tối đa áp dụng cho hành khách là người Việt Nam trên đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng bảng cước cụ thể trên các đường bay trong nước để báo cáo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phê chuẩn, quy định cước vận chuyển hàng hố bằng đường hàng khơng trên các tuyến bay trong nước tương quan hợp lý với cước vận chuyển bằng các phương tiện khác, niêm yết công khai tại các địa điểm bán vé các loại cước hàng khơng đối với hành khách, hàng hố đã được quy định.

Về nguyên tắc hình thành giá. Cũng theo quyết định số 818/TTg ngày 13-12- 1995 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước hàng khơng dân dụng Việt Nam quy định, cước vận chuyển hàng không trên đường bay trong nước áp dụng cho công dân Việt Nam phải đảm bảo bù đắp được chi phí vận chuyển bình qn các chuyến bay trên đường bay trong nước. Có tính đến

việc bù trừ giữa cước vận chuyển hành khách theo các đối tượng hành khách khác nhau, phù hợp với khả năng thanh tốn của khách hàng là người Việt Nam, có tính đến tương quan hợp lý với vận chuyển bằng các phương tiện khác, đảm bảo các hãng kinh doanh vận tải hàng khơng có lãi để tái sản xuất mở rộng, làm nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

Theo các quy định hiện hành của Nhà nước về phân cấp quản lý giá vận tải hàng không nêu trên, việc giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước thẩm định phương án giá và ban hành giá giới hạn tối đa trên tuyến bay chuẩn Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, hãng hàng khơng Việt Nam căn cứ tình hình thực tế cụ thể hoá các mức cước trên các đường bay nội địa là phù hợp nếu như việc vận chuyển khách bằng đường hàng khơng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này cùng tham gia. Tuy nhiên, hiện nay vận tải hàng không dân dụng ở Việt Nam vẫn là một trong những ngành mang tính độc quyền cao, do đó những quy định này hiện tại không phát huy được tác dụng, khi mà hãng hàng không quốc gia Việt Nam vẫn là hãng chiếm giữ hầu như toàn bộ thị phần trong việc vận chuyển bằng đường hàng không ở Việt Nam.

Thứ hai, các doanh nghiệp độc quyền nhóm. Ở một số doanh nghiệp

lớn chiếm thị phần chủ yếu như: xi măng, kinh doanh xăng dầu, phân bón... Đó là những doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển sang cơ chế mới sẵn có ưu thế về vốn được Nhà nước đảm bảo từ trước, với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đã có và thị trường truyền thống, nên vẫn tiếp tục giữ vị trí độc quyền của mình trên thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này khơng cịn giữ được thế độc quyền toàn bộ, mà phải hoạt động trong mơi trường đã có sự cạnh tranh, nhưng sự cạnh tranh rất yếu ớt, mà xu thế chủ yếu vẫn là độc quyền đặc biệt trong khâu bán buôn, về lâu dài những sản phẩm thuộc loại này có thể trở thành sản phẩm của thị trường cạnh tranh khi khơng có sự bảo trợ lớn của Nhà nước. Như vậy, so với độc quyền tuyệt đối trong đó sự độc

quyền của nhà sản xuất quán xuyến tồn bộ cả khâu sản xuất và bán bn trung gian (bán lẻ) thì sự độc quyền đối với những sản phẩm này ở nước ta chủ yếu là ở khâu sản xuất, nhập khẩu và bán bn, cịn khâu bán lẻ sau cùng thì có rất nhiều lực lượng cùng tham gia.

Như vậy, những mặt hàng này đã chuyển từ hình thái độc quyền tuyệt đối của Nhà nước trong cơ chế cũ sang sự độc quyền có mức độ trong cơ chế thị trường hiện nay. Cùng với q trình đó, giá cả những mặt hàng này đã chuyển từ giá cả độc quyền cao độ của Nhà nước sang giá cả ít nhiều mang yếu tố cạnh tranh ở các khâu, những khu vực, những thời điểm nhất định. Nhưng xét về tương quan tổng cung và tổng cầu, cũng như vị trí của những hàng hố đó trong nền kinh tế quốc dân, hiện tại Nhà nước vẫn phải sử dụng biện pháp kiểm soát bằng cách định giá giới hạn, kiểm sốt chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB kiểm soát giá đối với hàng hoá và dịch vụ độc quyền ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w