dựa vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, nhưng hiện nay do việc thực hiện hạch tốn kinh tế tồn ngành gặp rất nhiều khó khăn nên việc xác định giá thành cho từng sản phẩm cũng chưa phù hợp. Thực tiễn vừa qua cho thấy việc xác định giá thành làm căn cứ định giá chủ yếu là tính tốn dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật, do đó phụ thuộc rất nhiều vào sự tính tốn chủ quan của cơ quan có thẩm quyền xây dựng giá và phê duyệt giá. Trong khi điều kiện sản xuất kinh doanh lại diễn ra hàng ngày rất phức tạp, phong phú đa dạng theo quan hệ của thị trường, nên thường làm cho chi phí sản xuất, lưu thơng, giá thành thực tế chênh lệch lớn so với chi phí sản xuất, giá thành làm căn cứ xác định giá khi trình duyệt. Cho dù giá thành làm căn cứ xác định giá đã có nhiều cơ quan thẩm định, nhưng vẫn khơng thể nào sát với chi phí thực tế được. Mặt khác, quy định của Chính phủ cho các Tổng cơng ty 91 được phép khơng chịu trách nhiệm báo cáo giá thành với các cơ quan quản lý Nhà nước mà chỉ có trách nhiệm trước Chính phủ về định mức kinh tế kỹ thuật, chi phí giá thành...nên cơ quan quản lý giá khơng biết được chi phí giá thành thực tế là bao nhiêu.
Chẳng hạn, đối với giá điện thì chủ yếu căn cứ vào giá thành điện, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng và yêu cầu đầu tư phát triển của ngành điện, đối với cảng biển và dịch vụ bưu chính viễn thơng thì chủ yếu căn cứ
vào khả năng chấp nhận của người tiêu dùng mà chưa quan tâm đầy đủ đến chi phí sản xuất. Đáng lưu ý là trong khi xác định giá đã có chú ý đến mặt bằng giá thế giới và các nước trong khu vực, nhưng chưa phải là căn cứ quan trọng để xem xét quyết định giá.
Đối với xăng dầu thì giá bán lẻ tối đa xăng dầu được xác định chủ yếu căn cứ vào giá thị trường thế giới. khi giá thị trường thế giới tăng thì Nhà nước giảm thuế, tăng giá bán lẻ đối với người tiêu dùng nhưng khi giá thế giới giảm thì Nhà nước lại áp dụng chính sách phụ thu hoặc điều chỉnh tăng thuế mà không hạ giá bán.
Hiện nay, Giá thành hàng hố và dịch vụ vẫn chưa được tính tốn đúng và hợp lý. Theo quyết định số 99/1998/QĐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước bưu chính viễn thơng, quy định nguyên tắc quan trọng xác định giá cước bưu chính viễn thơng là phải dựa trên giá thành dịch vụ. Tuy nhiên, do Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng chưa thực hiện việc hạch toán độc lập các lĩnh vực, nhóm dịch vụ nên việc xác định căn cứ giá thành, nhất là giá thành hợp lý các dịch vụ là rất khó khăn và khơng khả thi trong nhiều trường hợp. Kết quả là các cơ quan quản lý Nhà nước và bản thân Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng cũng rất khó khăn trong q trình xem xét, quyết định giá cước các dịch vụ đảm bảo yêu cầu rõ ràng và hợp lý.
Cơ chế quản lý giá cước còn cứng nhắc và thiếu nhất quán, do hiện nay Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng đang giữ độc quyền ở hầu hết các dịch vụ cơ bản và việc cạnh tranh mới chỉ diễn ra ở một số dịch vụ nhỏ, chủ yếu là cung cấp dịch vụ truy cập Intenet qua mạng điện thoại và dịch vụ viễn thông nên về cơ bản cơ chế Nhà nước quản lý cứng giá cước cịn tương đối phù hợp nhưng về lâu dài thì việc duy trì cơ chế quản lý giá cước như vậy sẽ khơng cịn phù hợp nữa mà cần phải được thay đổi.