Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu (khách hàng có nợ thuộc nhóm 3 trở lên) được tính bằng số lượng khách hàng đang có nợ xấu trên tổng số lượng khách hàng hiện có
, Số lượng khách hàng có nợ xấu Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu = _____,____,__________________
Tổng số lượng khách hàng
Tỷ lệ này đo lường xác suất rủi ro xảy ra nợ xấu khi chúng ta cấp tín dụng cho một khách hàng mà khơng tính đến tỉ trọng giá trị khoản vay của mỗi khách hàng. Tỉ lệ này từ một góc độ nào đó cũng phản ánh được chất lượng các khoản vay của một ngân hàng. Thường thì các ngân hàng thường chú trọng tập trung vào thẩm định các khoản vay có giá trị lớn kĩ lưỡng hơn là thẩm định các khoản vay có giá trị nhỏ lẻ, vay cá nhân nên sẽ dẫn đến việc có thể tỉ lệ này sẽ cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ do số lượng các khoản vay nhỏ lẻ cho từng khách hàng nhiều nhưng tỉ trọng trong tổng dư nợ lại thấp. Chính vì vậy khi đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng thì chúng ta nên nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cịn một số tiêu chí để đưa ra các chỉ số nhận xét như theo mục đích sử dụng vốn thì có cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh; theo phương thức cho vay thì có cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng, cho vay qua thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi...
Phân tích càng đa dạng, càng ở nhiều khía cạnh, giác độ khác nhau thì chúng ta càng có cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng.
1.1.5.2. Mức độ tập trung tín dụng
Tập trung danh mục quá cao cũng là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng, chính vì vậy quản lí mức độ tập trung danh mục cho vay cũng là một nội dung trong việc quản lí rủi ro tín dụng. Dựa vào các tiêu chí cụ thể thì nhà quản lí có thể phân đoạn các khoản vay thành nhiều nhóm khác nhau, từ đó có thể so sánh và đưa ra nhận xét giữa các nhóm khoản vay trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể để có hướng điều chỉnh cơ cấu các nhóm cho phù hợp để giảm thiểu rủi
ro cho ngân hàng nhưng vẫn tối đa hóa lợi nhuận ở mức hợp lí. Trong những trường hợp cần thiết, khi nhận thấy ngân hàng đang tập trung cao vào một lĩnh vực kinh doanh có xu hướng rủi ro tăng cao thời gian tới, ngân hàng có thể cắt giảm tỉ trọng cho vay lĩnh vực đó và tiến hành đa dạng hóa danh mục cho vay ở những lĩnh vực khác để giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng có thể phân chia danh mục tín dụng thành nhiều loại như cho vay công nghiệp, vay nông nghiệp, vay bất động sản, vay tiêu dùng và vay thương mại. Vì kĩ thuật phân loại rất phức tạp, cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên thường các ngân hàng hay hướng tới phân loại theo lĩnh vực ngành nghề cho vay, theo khu vực địa lý, theo hệ thống xếp hạng tín nhiệm hoặc theo độ tuổi khách hàng