c. Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng
2.1.2. Tình hình hoạt động của Maritimebank
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Maritime Bank đã vượt qua rất nhiều khó khăn để có thể phát triển bền vững cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trước năm 2007, Maritime Bank là một ngân hàng mạnh về lĩnh vực thanh toán quốc tế, khách hàng của Maritime Bank chủ yếu phục vụ là các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh của Maritime bank cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm, ngân hàng gặp nhiều khó khăn về thanh khoản. Trước những khó khăn đó, lãnh đạo Maritime Bank nhận thấy rằng cần phải thay đổi chiến lược hoạt động cũng như định hướng kinh doanh để hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế và thế giới. Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với Maritime Bank khi chọn công ty tư vấn Mc Kinsey làm đối tác chiến lược. Đến nay trải qua 4 năm từ thiết kế, tư vấn, thực thi chiến lược thay đổi toàn diện Maritime Bank đã có những thành tựu đáng kể và bước phát triển mạnh mẽ đứng trong top 5 NHCP tại Việt Nam.
Ngày 1/10/2010, sau một q trình thử nghiệm, mơ hình kinh doanh mới đã chính thức được Maritime Bank triển khai trên toàn hệ thống với những kế hoạch rất bài bản như: Xác định lại khách hàng mục tiêu, xây dựng hệ thống sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng đó, tái định vị cơ cấu nhân sự, nâng cấp các phương thức vận hành, cách thức quản lý, xây dựng hệ thống phương tiện để đánh giá hiệu xuất làm việc... Năm 2011 là năm bản lề ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển của Maritime Bank.
Tính hết đến năm 2013, mạng lưới giao dịch của Maritime Bank đã có 230 điểm giao dịch trên tồn quốc. Cùng với việc triển khai chiến lược kinh doanh mới, các điểm giao dịch đều được tái thiết kế để tạo nên một không gian đẹp, chuyên nghiệp, khoa học và tiện dụng cho các hoạt động giao dịch Ngân hàng. Mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch của Maritime Bank tăng gấp 54 lần cho thấy sự thay đổi khơng chỉ về quy mơ cịn cả về chất lượng mạng lưới giao dịch thân thiện với khách hàng.
Biểu đồ 2.1: tăng trưởng vốn điều lệ và tổng tài sản qua các năm
(Đơn vị: tỷ đồng)
■ Vốn điều lệ
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013
Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng vốn điều lệ và tổng tài sản năm 2007 đến 2010 của Maritime Bank ta thấy được tổng tài sản năm nay tăng bình qn gấp đơi so với năm trước. Đứng ở xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như của ngành ngân hàng nói chung thì việc tăng vốn điều lệ và tổng tài sản là tất yếu cho sự phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong 4 năm từ 2007 đến 2010 tổng tài sản của Maritime Bank tăng gấp 7 lần so với năm 2007, đồng thời vốn điều lệ tăng gần 3 lần và đặc biệt năm 2010 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc với Maritime Bank, đứng thứ 6 trong các ngân hàng cổ phần của Việt Nam cùng với sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng sau khi triển khai theo mơ hình kinh doanh mới và là ngân hàng có sư tăng trưởng quy mơ lớn nhất trong các ngân hàng cổ phần. Giai đoạn từ 2010 đến 2013, tổng tài sản của Maritime Bank có xu hướng giảm nhẹ nguyên nhân là do MaritimeBank chú trọng vào việc bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng cường năng lực quản trị điều hành, triển khai các mơ hình kinh doanh theo định hướng chiến lược và tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức để tạo sự khác biệt về chất thay vì chỉ hướng vào quy mơ tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng như những năm trước . Tính đến hết ngày 31/12/2013, Vốn điều lệ của Maritime Bank ở mức 8000 tỷ VND,
tổng tài sản là 102.802 tỷ VND. Đây là những kết quả đáng tự hào của Maritime Bank tạo ra đã xây dựng một ngân hàng lớn mạnh hướng đến khách hàng.
Sau hơn 1 năm triển khai chiến lược kinh doanh mới, Maritime bank đã chính thức thay đổi từ hệ thống nhận diện thương hiệu đến việc thiết kế và xây dựng lại toàn bộ hệ thống nội - ngoại thất cho tất cả các điểm giao dịch của Maritime Bank trên tồn quốc theo mơ hình hiện đại chun nghiệp để tạo nên cảm giác thoải mái tiện lợi cho khách hàng khi đến giao dịch. Với việc thay đổi chiến lược thương hiệu, Maritime Bank muốn khẳng định hơn nữa cam kết “ tạo lập giá trị bền vững”, không ngừng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng nhằm đưa đến những sản phẩm, dịch vụ phù hợp mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng và cổ đơng của ngân hàng. Đây cũng là khởi đầu cho những bước đi vững chắc hướng đến tương lại của Maritime Bank bằng một tâm thế hoàn toàn mới.
Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô vốn, tài sản và mạng lưới giao dịch thì lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank tăng qua các năm
Biểu đồ2.2: Lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank giai đoạn 2007 — 2013 (Đơn vị: triệu VND)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Maritime Bank giai đoạn 2007-2013
Năm 2007, 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lợi nhuận năm 2008 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007 nhưng về lợi nhuận thì đây là con số thấp về lợi nhuận trong ngành ngân hàng. Năm 2009 đánh giá sự tham gia của Maritime Bank vào top các ngân hàng có lợi nhuận trên 1000 tỷ
Tiêu chí 200 7
2008 8
2009 2010 2011 2012 2013
đồng, tăng hơn 200% so với năm 2008. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank là 1563 tỷ đồng, đạt 126,5% so với kế hoạch năm, tăng 150% so với năm 2009. Năm 2011 vẫn giữ được tốc độ tăng cao như năm 2010. Năm 2012, tổng tài sản đạt 110.000 tỷ đồng và vốn điều lệ đạt 8000 tỷ đồng.
Năm 2012, Martime Bank đạt 255 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, bằng 85% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng và tiền mặt là 7%. Trong năm 2012, ngân hàng đã trích lập bổ sung 551 tỷ đồng nhằm tạo nguồn để xử lý nợ xấu, đảm bảo lành mạnh hoạt động ngân hàng trong các năm tiếp theo. Đây chính là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Martime Bank giảm mạnh.
Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của Maritime bank đạt 401 tỷ đồng, đạt 97,09% so với kế hoạch. Lợi nhuận không lớn lắm và không đạt kế hoạch đề ra là do các nguyên nhân như tình hình suy thoái kinh tế kéo dài, khách hàng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, và Maritime Bank thận trọng trong việc phân loại và trích lập dự phịng đối với các danh mục tài sản. Riêng năm 2013, Maritime Bank đã trích lập dự phòng rủi ro 479,28 tỷ đồng, thực hiện thoái thu nhập một số khoản trái phiếu bị quá hạn lãi.
Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank tăng đáng kể trong tình hình khó khăn chung của ngành ngân hàng và nợ xấu tăng cao. Điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng vượt bậc của Maririme Bank qua các năm gần đây.
Với kết quả này Maritime Bank đang lọt vào top 5 ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản cao nhất. Cùng với việc chú trọng quản trị rủi ro, Maritime Bank luôn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn quy định của NHNN ở cả những thời kỳ kinh tế biến động nhất. Với kết quả đạt được, Maritime Bank đã khẳng định được hướng đi đúng trong việc thay đổi phương thức hoạt động và chiến lược mà Maritime Bank đang theo đuổi. Maritime Bank đã được công nhận là ngân hàng dẫn đầu thị trường về dịch vụ khách hàng, là ngân hàng có mơi trường làm việc tốt nhất và mỗi cán bộ nhân viên đều yêu thích và gắn bó với cơng việc của mình. Qua đó đã tạo dựng được uy tín trong ngành ngân hàng với nhiều sáng kiến và đạt lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh.