12 953 20769 2848 13 3416 2742 83 4195 Tổng dư nợ cho vay
2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và rủi ro tín dụng có tác động qua lại rất mạnh mẽ. Khi tổng cầu và cung của nền kinh tế suy giảm, thu nhập của hộ gia đình và cá nhân cũng giảm theo. Cá nhân thì thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp thì hàng hóa sản xuất ra khơng tiêu thụ được khiến cho không chỉ thu nhập và lợi nhuận giảm mà dòng tiền của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh và đầu tư. Điều này dẫn đến việc lao động bị cắt lương, thu nhập giảm cịn doanh nghiệp thì khơng có tiền trả nợ cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng rất cao.
Trong giai đoạn 2007 -2008, nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá cao thì tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank khá thấp, bình quân khoảng 1,5%. Tuy nhiên, giai đoạn sau, kinh tế trong nước biến động, tỷ lệ tăng trưởng rất thấp, rủi ro tín dụng của Maritime tăng cao điển hình là tỷ lệ nợ xấu ở mức cao 2,27% (năm 2011), 2,65% (năm 2012) và 2,71% (năm 2013). Điều này thể hiện quan hệ ngược chiều của tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP với rủi ro tín dụng của Maritime Bank.
Hơn nữa ta thấy, khi kinh tế có dấu hiệu suy thối, ngay lập tức, các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là các tổ chức kinh tế, điển hình là các doanh nghiệp (khách hàng chủ yếu của Maritime Bank) sẽ bị tác động đầu tiên, điều đó đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng của Maritime Bank tăng cao. Như vậy, nhân tố tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều và tác động rất mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng của Maritime Bank.
2.3.1.2. Lạm phát
Mối quan hệ tác động giữa lạm phát và rủi ro tín dụng của Maritime Bank khá rõ ràng. Lạm phát ở mức cao tác động tiêu cực đến đến rủi ro tín dụng của Maritime Bank. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh trong giai đoạn 2007-2008 và giai đoạn 2011-2013 khiến cho chi phí đầu vào trong sản xuất kinh doanh tăng lên, gây khó khăn của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tăng giá bán nhằm đảm bảo lợi nhuận. Trong khi đó, thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế không tăng hoặc nhu cầu tiêu dùng của người dân có xu hướng giảm làm cho doanh thu, lợi nhuận và dịng tiền có xu hướng giảm, dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng giảm. Điều đó đồng nghĩa với rủi ro tín dụng tăng cao, điển hình là tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank giai đoạn 2011-2013 tăng khá cao so với giai đoạn trước.
Khi lạm phát trong nền kinh tế thấp, giá cả các hàng hóa trong nền kinh tế khơng tăng đáng kể so với trước như năm 2009 tỷ lệ lạm phát là 6,32%, tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank cũng xuống ở mức rất thấp là 0.62%. Giai đoạn 2010 -2013, lạm phát bắt đầu tăng cao trở lại và cộng thêm tăng trưởng kinh tế khá thấp, tình hình kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank tăng nhanh và khá cao, năm 2013 là 2.71%. Ta có thể thấy rõ mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank giai đoạn 2007 -2013 ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank giai đoạn 2007 — 2013 (đơn vị: %)