hình ước lượng
2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan
Một là hệ thống thông tin quản lý cung cấp cho các ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế cơng bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm tín dụng CIC của NHNN hoạt động gần 12 năm và đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp một các độc lập và hiệu quả, thơng tin cung cấp cịn đơn điệu, thiếu cập nhật chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thơng tin của các ngân hàng. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt rủi ro tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nguồn thông tin chủ yếu của các ngân hàng thương mại chủ yếu thu thập từ CIC, nhưng hoạt động của CIC chưa hiệu quả, đồng thời khả năng hợp tác giữa các ngân hàng chưa cao. CIC sẽ cung cấp thông tin cho các ngân hàng với điều kiện phải là thành viên của trung tâm, các thành viên này phải cung cấp mọi thông tin của khách hàng cho trung tâm. Tuy nhiên, vì lý do giữ bí mật kinh doanh ngân
hàng nên vẫn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng của mình cho trung tâm và vịng luẩn quẩn xảy ra là: trung tâm thiếu thông tin nên các ngân hàng lại không tin tưởng vào thông tin do trung tâm cung cấp. Sự hợp tác giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống trong việc cung cấp thông tin cần thiết về khách hàng thời gian qua là rất lỏng lẻo. Mặt khác, thông tin do CIC cung cấp chủ yếu dưới dạng thống kê số liệu, chưa có các thơng tin dự báo, dự đốn về doanh nghiệp... nên khơng góp phần tạo nên nguồn thơng tin đầy đủ, đáng tin cậy cho cơng tác đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Hai là, thị trường tín dụng của Việt Nam chưa phát triển. Tại các quốc gia có
nền tài chính phát triển, các giao dịch trên thị trường tín dụng cho mục đích phịng ngừa, chuyển dịch rủi ro như chứng khốn hóa, cơng cụ phái sinh, mua bán các món vay thực hiện rất phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nghiệp vụ này còn rất mới và hầu như chưa được các ngân hàng áp dụng, vì vậy hạn chế cho việc tiếp cận, đề xuất và thực hiện các cơng cụ kiểm sốt rủi ro để kiểm sốt rủi ro trong ngân hàng.
Ba là, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành tài chính ngân hàng. Vài
năm gần đây có rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước cũng như hình thành các ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Điều này khiến cho thị phần cấp tín dụng tại Việt Nam bị chia nhỏ cho nhiều ngân hàng dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cạnh tranh về lãi suất cho vay, cạnh tranh về các hình thức sản phẩm cho vay mới giữa các ngân hàng, điều này khiến cho các ngân hàng chủ động lựa chọn các khách hàng tốt, có mức tín nhiệm cao hoặc lựa chọn nhóm khách hàng trong lĩnh vực hoạt động và khu vực địa lý có mức độ rủi ro thấp ngày càng trở thành vấn đề khó khăn đối với các ngân hàng thương mại nói chung cũng như Maritime Bank nói riêng. Sự cạnh tranh khốc liệt là ngun nhân khiến cho ngân hàng khơng thể hồn tồn chủ động lựa chọn khách hàng tốt để kiểm sốt rủi ro tín dụng của mình.
Bốn là, do yếu tố kinh tế thế giới. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới giai đoạn vừa qua đã có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế các quốc gia nói chung, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng nói riêng. Cuộc khủng hoảng đó chính là nguyên nhân khách quan mà các doanh nghiệp và ngân hàng không lường trước được, khiến cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn kém hiệu quả, các ngân hàng trong tình cảnh cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này cũng rơi vào tình trạng khơng thể thu hồi vốn. Đây là một yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Năm là, các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn chịu nhiều sự chỉ đạo mang tính hành chính và can thiệp trực tiếp của Ngân hàng nhà nước và chính phủ dẫn đến sự chủ động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng còn thấp. Trong thời gian
vừa qua, các ngân hàng ngồi việc cho vay thương mại cịn phải cho vay theo sự chỉ định của Nhà nước, gây ra rủi ro lớn cho các Ngân hàng thương mại nói chung cũng như Maritime Bank nói riêng. Thực tế cho thấy rất nhiều khoản vay theo chỉ định khơng chỉ có yếu tố chính sách ưu đãi, ý nghĩa chính trị, mà cịn bao gồm cả những lý do chủ quan duy ý trí, nên rất khó khăn cho các ngân hàng thương mại nói chung và Maritime Bank nói riêng trong đánh giá và kiểm sốt rủi ro tín dụng của mình.