b. Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng
3.2.2. Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của MaritimeBank thơng qua việc giảm tác động của nhân tố nợ xấu kỳ trước và tăng trưởng tín dụng
việc giảm tác động của nhân tố nợ xấu kỳ trước và tăng trưởng tín dụng
Theo những phân tích và kết quả mơ hình ở chương 2 có thể thấy là nhân tố tỷ lệ nợ xấu kỳ trước và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Maritime Bank cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ đến rủi ro tín dụng. Những phân tích đã chỉ ra rằng nếu tỷ lệ nợ xấu kỳ trước của Maritime Bank cao sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu kỳ này của ngân hàng cũng tăng cao, dẫn đến rủi ro tín dụng của Maritime Bank cao. Tiếp đó là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Maritime Bank có quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng . Do đó, để kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng, Maritime Bank cần kiểm sốt tốt tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu kỳ trước bằng các giải pháp được đề xuất sau:
Một là, thực hiện mua bán nợ
Mua bán nợ là một nghiệp vụ mang ý nghĩa rất quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị. Mua bán nợ là công cụ đắc lực để quản trị doanh nghiệp cho vay hợp lý nhằm tránh rủi ro tập trung. Điều này được thể hiện ở chỗ: khi danh mục cho vay của ngân hàng nằm trong tình trạng mất cân đối, ngân hàng phải chuyển hướng để đầu tư nhằm phân tán rủi ro để hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng mình. Tuy nhiên, ngân hàng không thể chờ cho các khoản vay cũ hết hạn sau đó mới thu hồi vốn và chuyển hướng đầu tư, việc này mất nhiều thời gian và đôi khi không hiệu quả. Ngân hàng có thể bán các khoản cho vay nằm trong khu vực tập trung trong danh mục của mình đồng thời mua lại các khoản cho vay mà trước đây chiếm tỷ trọng không lớn trong danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro. Nhờ có cơng cụ mua bán nợ, Ngân hàng có thể điều chính tỷ trọng giữa các khoản cho vay trung dài hạn và ngắn hạn, tỉ trọng vay doanh nghiệp và cá nhân, tỷ trọng cho vay phi sản xuất tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Nhưng hiện nay, cũng như phần lớn các ngân hàng nói chung và Maritime Bank nói riêng vẫn chỉ áp dụng cách làm truyền thống là xử lý tài sản đảm bảo, khơng thu
hồi được thì khởi kiện. Trong khi đó, việc kiện tụng lại mất khá nhiều thời gian và tốn kém về mặt chi phí mà hiệu quả chưa chắc đã đạt được như mong muốn. Chính vì vậy, cùng với tốc độ hồn thiện của hành lang pháp lý trong lĩnh vực mua bán nợ, trong thời gian tới Ngân hàng cần đầu tư quan tâm phát triển hơn nữa nghiệp vụ này, đặc biệt là các khoản nợ xấu.
Theo quy định, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% có thể bán nợ cho VAMC. Các TCTD khi bán nợ xấu cho VAMC sẽ có rất nhiều lợi ích, và góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng nói chung và Maritime Bank nói riêng:
Một là, làm “sạch hóa” bảng cân đối kế toán của TCTD. Khi bán nợ cho
VAMC, khoản nợ xấu của TCTD sẽ được hạch toán sang khoản mục đầu tư. Việc này vừa giúp TCTD làm sạch bảng cân đối tài sản, vừa kéo dài thời gian xử lý nợ để đảm bảo cân đối nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Hai là, thay vì khi nợ xấu chuyển đến nhóm 5, TCTD phải trích lập đủ 100% dự
phịng xử lý rủi ro (sau khi trừ đi giá trị tài sản bảo đảm qui đổi) theo quy định hiện hành, thì TCTD được kéo dài thời gian trích lập đến 5 năm khi bán nợ xấu cho VAMC. Đây là lợi ích lớn nhất mà TCTD có được khi bán nợ xấu cho VAMC. Với qui mô nợ xấu và thực lực của các TCTD hiện nay, thì phần lớn là họ khơng đủ sức trích lập dự phịng nếu khơng được kéo dài thời gian trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.
Ba là, TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để vay tái
cấp vốn của NHNN, qua đó tạo nguồn kinh doanh. Nếu không bán nợ cho VAMC để sử dụng trái phiếu đặc biệt tạo nguồn cho vay, TCTD sẽ phải đọng vốn ở nợ xấu chưa thể thu hồi, điều này đồng nghĩa với việc TCTD sẽ khơng có nguồn cho vay và nền kinh tế sẽ khan vốn.
Thứ tư, TCTD được hỗ trợ tích cực về pháp lý và nguồn lực trong quá trình xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu nợ. Thông tư 19 qui định rõ trách nhiệm của VAMC, TCTD có nợ xấu, các đơn vị có liên quan của NHNN trong việc xử lý và hỗ trợ xử lý thu hồi nợ xấu.
Hai là, kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng
Maritime Bank cần xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng trong suốt cả năm 2014 trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước thơng báo cho ngân hàng mình. Trên cơ sở kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm 2014, tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý; giao kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng từng quý và cả năm 2014 cho các chi nhánh (sở giao dịch) của mình, đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi có chi nhánh hoạt động để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng trên địa bàn.
Kiểm sốt tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực khơng khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của Maritime Bank trong suốt cả năm 2014. Dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực khơng khuyến khích bao gồm: dư nợ cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khốn, trong đó loại trừ dư nợ cho vay đối với người lao động của công ty nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước này thành công ty cổ phần; dư nợ cho vay đối với nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, trong đó loại trừ dư nợ cho vay đối với một số nhu cầu vốn như xây dựng nhà để bán, cho thuê người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do UBND cấp tỉnh ban hành mà chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; xây dựng các cơng trình, dự án phát triển nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng trong năm 2014 theo nội dung hợp đồng trong hoạt động xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê tài sản.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải ln được kiểm sốt một cách hợp lí, cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được. Trong từng
thời kì kinh tế mà mỗi ngân hàng sẽ đề ra một mức tăng trưởng tín dụng khác nhau, tín dụng càng tăng trưởng nhanh thì càng địi hỏi phải thẩm định kĩ càng, đưa ra được những thơng tin chính xác về khách hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Maritime Bank được kiểm soát tốt sẽ tác động giúp cho rủi ro tín dụng của Maritime Bank sẽ được giảm thiểu và kiểm soát tốt hơn.