Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1 Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 43 - 45)

- Phương pháp kiểm toán được Vụ KTNB Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sử dụng trong hoạt động kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán trên

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngay sau khi thành lập, Ngân hàng đã bắt tay vào thực hiện các nghiệp vụ phát hành tiền, quản lý lưu thông tiền tệ, quản lý ngân khố Quốc gia, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hố, quản lý ngoại hối và thanh toán với các nước xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn, đó chính là các giai đoạn xây dựng và hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của một NHTW. Cụ thể như sau:

Giai đoạn từ 1955 đến 1975: nhiệm vụ chính của Ngân hàng Nhà nước

trong thời kỳ này là củng cố, xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh ở miền Bắc XHCN; hoạch định chính sách tiền tệ Quốc gia, tổ chức điều hồ lưu thơng tiền tệ theo kế hoạch nhằm củng cố, nâng cao giá trị đồng tiền Việt Nam; mở rộng các hình thức thanh tốn; huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong nhân dân; tập trung vốn phát triển kinh tế.

Giai đoạn từ 1976 đến 1985: toàn Ngành tập trung xây dựng hệ thống

Ngân hàng XHCN thống nhất trong cả nước; củng cố tiền tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng phục vụ nền kinh tế kế hoạch; thực hiện thắng lợi các cuộc cải cách tiền tệ trong cả nước.

Giai đoạn từ 1986 đến 1995: NHNN đã tham mưu ban hành 2 Pháp lệnh về

ngân hàng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng; xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và quản lý hoạt động tiền tệ - ngân hàng theo cơ chế thị trường định

hướng Xã hội chủ nghĩa qua đó bước đầu làm rõ chức năng quản lý của NHNN và hoạt động kinh doanh của các Tổ chức tín dụng. Cũng trong giai đoạn này NHNN đã thực hiện đổi mới cơ bản từ tổ chức bộ máy đến các hoạt động nghiệp vụ, chuyển đổi thành cơng từ mơ hình ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, trong đó NHNN chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ - ngân hàng, là NHTW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế… phù hợp với quy luật hoạt động của kinh tế thị trường.

Giai đoạn tiếp tục công cuộc đổi mới từ 1996 đến nay: NHNN đã tham

mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành 2 Luật về Ngân hàng, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng; xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2010; thể chế hoá 2 Luật về Ngân hàng và các văn bản của Chính phủ. Đồng thời, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách về hoạt động tiền tệ - ngân hàng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của NHNN và các TCTD.

NHNN Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chương trình cải cách tồn diện hệ thống ngân hàng, xây dựng Đề án cơ cấu lại các NHTM Nhà nước, củng cố chấn chỉnh các Ngân hàng thương mại cổ phần và Quỹ Tín dụng nhân dân; thực hiện cơng khai, minh bạch về tài chính và kết quả hoạt động; kiên quyết khắc phục tình trạng yếu kém để xây dựng hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện đại, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế. NHNN đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đã cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém, khó khăn của các TCTD. Đổi mới cơ bản phương pháp điều hành chính sách tiền tệ, từ việc can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính sang điều hành bằng các công cụ gián tiếp một cách linh hoạt, thận trọng, theo tín hiệu thị trường.

Hiện đại hố ngân hàng ln được NHNN coi là nhiệm vụ trọng tâm trong 10 năm trở lại đây. Với trình độ và cơng nghệ thanh tốn tiên tiến hiện nay ngành ngân hàng đã góp phần bảo đảm cho các hoạt động kinh tế diễn ra thơng suốt, cả trong và ngồi nước.

Mở rộng, tăng cường hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Duy trì tốt quan hệ với các tổ chức tài chính - Ngân hàng quốc tế như IMF, WB, ADB...; tham gia Hiệp hội Ngân hàng các nước ASEAN… NHNN đã làm tốt nhiệm vụ là cơ quan đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế, tạo điều kiện tranh thủ các nguồn tài trợ ưu đãi dài hạn, đổi mới hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w