- Phát triển kinh tế xã hội: NHNN đảm bảo ổn định tiền tệ và tăng
Biểu 2.4 Kết quả thực hiện kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2003 đến quý II/
2.2.2.2. Kiểm toán tuân thủ và hoạt động
Năm 1996, Kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động lần đầu tiên được tiến hành tại 8 đơn vị (2 Vụ, Cục NHTW và 6 Chi nhánh NHNN). Kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động là một nội dung kiểm toán khá mới trên cả phương diện lý thuyết và thực hành. Khác với kiểm tốn báo cáo tài chính, đối với nội dung kiểm tốn tn thủ, kiểm tốn hoạt động việc xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của đơn vị là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp. Thực hiện phương châm vừa làm vừa học, kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tiễn, trong thời gian qua kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đã tiếp tục được tăng cường. Theo đó, kế hoạch kiểm tốn tuân thủ, kiểm toán hoạt động hàng năm được điều chỉnh theo hướng tăng dần tần suất và phạm vi kiểm tốn các Vụ, Cục NHTW, trong đó đối với các lĩnh vực hoạt động có độ rủi ro cao như quản lý kinh doanh dự trữ ngoại hối tại Sở Giao dịch thực hiện kiểm toán mỗi năm một lần; các Vụ, Cục khác tần suất kiểm toán 2-3 năm một lần. Đến nay, hầu hết các Vụ, Cục NHTW và gần 90% số Chi nhánh NHNN đã được thực hiện kiểm toán ít nhất một lần. Được đánh giá và xác định là nội dung quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, kiểm toán tuân thủ và hoạt động đang ngày càng khẳng định vai trị của mình đối với việc giảm thiểu rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHNN an toàn, hiệu quả.
Biểu 2.5. Kết quả thực hiện kiểm toán tuân thủ và hoạt động từ năm 2003 đến quý II/2008
Đơn vị: chi nhánh Tổng số - Các Vụ, Cục - Các đơn vị sự nghiệp - Các chi nhánh Thực hiện
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Qua kết quả kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ tại Vụ, Cục NHTW và các Chi nhánh cho thấy về cơ bản, các đơn vị đã thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được Thống đốc quy định; thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Ban lãnh đạo NHTW trong việc xây dựng cơ chế chính sách, quản lý về tiền tệ, tín dụng ngân hàng; tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ khi xử lý cơng việc, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn tài sản, tổ chức nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng chương trình kế hoạch phê duyệt; cơng tác chỉ đạo và điều hành của Thủ trưởng đơn vị bám sát nhiệm vụ của Ngành, nhiệm vụ của Vụ, Cục, Chi nhánh; chấp hành nghiêm túc chỉ thị của Thống đốc NHNN.
Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đã giúp phát hiện một số tồn tại cơ bản trong hoạt động của các đơn vị để Ban Lãnh đạo NHNN chỉ đạo kịp thời, cụ thể:
- Công tác tham mưu cho Thống đốc trong việc ban hành các văn bản pháp quy của một số Vụ, Cục không đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Một số
văn bản pháp quy vừa ban hành đã phải chỉnh sửa cho thấy chất lượng xây dựng văn bản pháp luật còn hạn chế.
- Việc chậm ban hành quy chế làm việc của lãnh đạo các Vụ, Cục, các Chi nhánh và quy định về nhiệm vụ của các Phịng, ban cũng như phân cơng nhiệm vụ cụ
thể, rõ ràng cho cán bộ, nhân viên ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành trong nội bộ đơn vị.
- Trong điều hành hoạt động của các Vụ, Cục cịn tình trạng Thủ trưởng đơn vị chưa phát huy hết tính chủ động và quyền hạn, trách nhiệm được giao. Có những cơng việc trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn giải quyết của thủ trưởng đơn vị
nhưng vẫn trình lên Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
- Sự phối hợp giữa các Vụ, Cục tại NHTW và giữa các Vụ, Cục với chi nhánh có lúc, có nơi chưa chặt chẽ dẫn đến việc tham mưu cho Thống đốc trong chỉ đạo, điều hành còn chậm, chưa đảm bảo thời gian quy định.
- Công tác cán bộ tại một số Vụ, Cục, Chi nhánh chậm được bổ sung biên chế, kiện toàn lãnh đạo làm ảnh hưởng đến chỉ đạo điều hành công tác hoạt động của đơn vị.
- Một số Chi nhánh chưa tuân thủ đúng các quy chế, quy định trong công tác thông tin báo cáo, nguyên tắc bảo mật trong quản lý và sử dụng mật khẩu truy cập
các chương trình ứng dụng, chưa triển khai thực hiện quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước đối với TCTD trên địa bản ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị.