- Phát triển kinh tế xã hội: NHNN đảm bảo ổn định tiền tệ và tăng
Biểu 2.4 Kết quả thực hiện kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2003 đến quý II/
2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, bản thân hoạt động kiểm toán cũng đang bộc lộ một số hạn chế làm giảm hiệu quả của kiểm toán nội bộ, cần phải được khắc phục trong thời gian tới, đó là:
a. Những bất cập về cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ
Theo điều 57 Luật NHNN năm 1997, quy định Tổng kiểm soát là đơn vị thuộc bộ máy NHNN có nhiệm vụ kiểm sốt hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống NHNN và kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị thực hiện nghiệp vụ NHTW. Quy định này dẫn đến sự lẫn lộn giữa hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Vụ Tổng kiểm soát vừa thực hiện kiểm soát và kiểm tốn đối với các đơn vị, khơng phân biệt được rõ sự khác nhau giữa nhiệm vụ kiểm toán của Vụ Tổng kiểm sốt và cơng tác kiểm sốt của các đơn vị. Từ đó dẫn đến tên gọi, tổ chức bộ máy, phạm vi, nội dung kiểm toán nội bộ giới hạn đối với các đơn vị thực hiện nghiệp vụ NHTW, không phù hợp với thông lệ chung quy định đối tượng kiểm toán nội bộ là tất cả các đơn vị thuộc bộ máy, tổ chức của NHTW.
Điều 28 Luật NHNN quy định Bộ Tài chính, Bộ Nội Vụ giám sát q trình in, đúc, tiêu hủy tiền, khơng quy định nhiệm vụ trên cho NHNN. Tuy nhiên, trong Nghị định 81/1998/NĐ-CP ngày 01/10/1998 của Chính phủ về in đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền lại quy định “Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Cơng an, Ngân
hàng Nhà nước xây dựng quy chế và cử cán bộ giám sát quá trình tiêu hủy tiền”.
Những vấn đề chưa phù hợp trong Luật Ngân hàng Nhà nước trên đây đã tạo ra những bất cập trong việc xây dựng quy chế tổ chức bộ máy của Vụ Tổng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Một là, Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Tổng kiểm soát quy định
thực hiện cả nhiệm vụ kiểm sốt nội bộ và kiểm tốn nội bộ, khơng làm rõ sự khác nhau giữa kiểm soát và kiểm toán nội bộ.
Hai là, Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Tổng kiểm soát quy định
Vụ Tổng kiểm soát tham gia Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, giám sát in đúc tiền mà thực tế nhiệm vụ này đang được Vụ thực hiện hàng năm.
b. Hạn chế trong công tác lập kế hoạch và triển khai kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán của Vụ Tổng kiểm soát hiện nay được lập riêng rẽ từng năm (năm nay lập kế hoạch cho năm sau) mà chưa có kế hoạch trung - dài hạn. Nội dung của kế hoạch đơn thuần, chưa có hệ thống theo dõi chất lượng báo cáo kiểm soát của đơn vị nên hiệu quả khai thác báo còn hạn chế, thiếu cơ sở và thông tin cho việc lập kế hoạch kiểm toán, việc lựa chọn đơn vị kiểm toán dựa vào đánh giá định tính. Việc lập kế hoạch kiểm tốn căn cứ chính vào nhiều yếu tố khác liên quan đến việc triển khai kiểm toán, chỉ đạo của Ban lãnh đạo… mà chưa dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá những rủi ro phát sinh để lập kế hoạch kiểm toán ngắn – trung – dài hạn. Việc lập kế hoạch kiểm tốn khơng dựa trên cơ sở phân tích rủi ro và chủ yếu dựa trên đánh giá định tính dẫn đến quyết định tần suất tiến hành các cuộc kiểm tốn thiếu cơ sở khoa học. Có những đơn vị thường xun kiểm tốn nhưng có những đơn vị thì 3-5 năm mới kiểm tốn trở lại.
Hơn nữa, việc giao các Phịng nghiệp vụ chủ động lập kế hoạch kiểm toán năm sau nhưng căn cứ chủ yếu bằng đánh giá định tính nên việc lập kế hoạch kiểm toán của các Phịng cịn chồng chéo hoặc khơng hợp lý. Có những đơn vị (Quảng Trị, Nghệ An, Cần Thơ…) trong 4-5 năm trở lại đây liên tục bị kiểm toán với nhiều nội dung khác nhau (báo cáo tài chính, tuân thủ, tin học, xây dựng cơ bản) nhưng có những đơn vị 3-4 năm lại khơng tiến hành kiểm tốn bất cứ nội dung gì như Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, KonTum... Khơng những thế, Phịng Kiểm tốn 1 là đơn vị
được phân công chủ động phối hợp với các Phòng để xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tốn thì hầu như khơng phát huy tính chủ động phối hợp mà chủ yếu là tổng hợp kế hoạch kiểm toán và làm các thủ tục cho các Đồn kiểm tốn của các Phịng sao cho tránh chồng chéo cơng việc.
Sau khi kế hoạch kiểm toán được phê duyệt đã gặp một số khó khăn trong việc triển khai. Hiện nay, các Phòng căn cứ vào kế hoạch kiểm tốn trong năm của Phịng rồi chủ động cân đối nhân sự và lên kế hoạch thực hiện mà hầu như chưa có sự phối hợp với các Phịng kiểm tốn khác dẫn đến có lúc rất thừa nhân sự nhưng có lúc lại thiếu nhân sự để thực hiện kiểm toán. Không những thế, khi thiếu nhân lực để kiểm tốn, các Phịng hầu như khơng thể huy động cán bộ của Phòng khác được, mà nếu có được thì có thể khơng được kiểm tốn viên có chất lượng của các Phịng khác. Chính điều này làm hạn chế rất nhiều hiệu quả của cơng tác kiểm tốn. Việc có nhiều đầu mối chủ động trong việc lập kế hoạch và triển khai kiểm tốn làm cho cơng tác kiểm tốn nội bộ khơng phát huy được hiệu quả, đơi khi cịn gây ách tắc trong công việc.
c. Tồn tại và hạn chế trong phương pháp tiến hành kiểm toán
Trong những năm gần đây, khi tiến hành kiểm tốn, các Đồn kiểm tốn đã sử dụng phương pháp chọn mẫu để kiểm tra các chứng từ, tài liệu, hồ sơ nghiệp vụ thay cho việc tiến hành kiểm tra tất cả hồ sơ. Việc tiến hành chọn mẫu kiểm toán đã làm cho thời gian tiến hành kiểm toán được rút ngắn. Tuy nhiên, việc tiến hành chọn mẫu chủ yếu dựa trên đánh giá định tính chủ quan của từng kiểm tốn viên và các kiểm tốn viên có trình độ cũng khác nhau nên đôi khi việc chọn mẫu kiểm tốn khơng khái qt, đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Mặc dù chất lượng kiểm toán nội bộ đã được nâng cao một bước nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra, nhất là đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm tốn hoạt động. Cơng tác nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ tin học hỗ trợ cơng tác kiểm sốt,
kiểm tốn nội bộ cịn chậm. Mục tiêu kiểm toán nội bộ mới chú trọng đến phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý từng tồn tại, sai phạm cụ thể. Chưa thực hiện tốt được mục tiêu bao trùm của kiểm toán nội bộ là tư vấn, giúp thủ trưởng đơn vị thấy được những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế trong cơng tác kiểm sốt nội bộ và kiến nghị các biện pháp để kiểm sốt nội bộ tại đơn vị có hiệu quả hơn.
Kết quả kiểm toán tập trung chủ yếu vào tính chính xác về mặt số học cịn tốn khá nhiều thời gian vào việc kiểm tra đối chiếu mà khơng tập trung vào đánh giá q trình kiểm sốt nội bộ. Ví dụ, khi kiểm tốn, Kiểm tốn viên phát hiện có những khoản chi hạch tốn sai tài khoản, chi sai chế độ thì chỉ yêu cầu chỉnh sửa về mặt số học. Trong khi đó trách nhiệm của Kiểm tốn viên là phải đánh giá rằng các ngun tắc kiểm sốt nội bộ đã khơng được thực hiện nghiêm túc, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động không hiệu quả. Trong trường hợp đó, Kiểm tốn viên phải đánh giá việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cá nhân liên quan đến giao dịch.
Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có một danh mục câu hỏi được thiết lập để sử dụng trong hoạt động kiểm toán của Vụ Tổng kiểm soát nhằm chuẩn bị những điểm quan trọng cần đi vào những vấn đề trọng tâm, đúng vấn đề mình cần làm. Việc thu thập hồ sơ đơn vị, lưu trữ hồ sơ sau kiểm tốn cịn tuỳ tiện, chưa khoa học, chưa giúp nhiều cho công tác khai thác và xây dựng kế hoạch.
d. Hạn chế trong hoạt động kiểm toán tuân thủ và hoạt động
Hiện nay, tầm quan trọng của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động ngày càng khẳng định và được NHTW các nước trên thế giới thừa nhận. Khác với kiểm tốn báo cáo tài chính và kiểm tốn các dự án đầu tư, việc phát sinh rủi ro chỉ liên quan đến thất thoát một lượng tiền nhìn thấy được, có thể đo được thì những rủi ro trong hoạt động, trong quá trình thao tác nghiệp vụ cũng như hoạt động thiếu hiệu quả sẽ dẫn đến những tổn thất khó có thể đo lường chính xác và có thể dẫn đến tổn hại rất lớn. Ví dụ như những sai lầm trong xây dựng cơ chế chính sách, triển khai
thực hiện chính sách tín dụng có thể làm thất thoát, thiệt hại rất lớn lên tới hàng ngàn tỷ đồng khơng những thế cịn ảnh hưởng tới cả niềm tin của dân chúng và uy tín điều hành của Chính phủ.
Mặc dù trong những năm qua cơng tác kiểm tốn tn thủ và kiểm tốn hoạt động đã có đóng góp quan trọng vào kết quả kiểm tốn chung của Vụ Tổng kiểm sốt nhưng vẫn cịn nhiều bất cập như:
- Việc triển khai cơng tác kiểm tốn tn thủ và hoạt động các nghiệp vụ mới rất khó khăn. Kiểm tốn tuân thủ và kiểm toán hoạt động là một nghiệp vụ rất khó và
mới mẻ, địi hỏi các kiểm tốn viên phải có kiến thức tổng qt, tinh thơng nghiệp vụ và phải thường xuyên được cập nhật kiến thức, được đào tạo, được tham gia học tập các nghiệp vụ mới của NHTW. Nhưng hiện nay, hầu như các khóa đào tạo, hội thảo về nhiều nghiệp vụ mới của NHTW được tổ chức trong và ngoài nước, Vụ Tổng kiểm sốt khơng được tham dự. Bên cạnh đó, một số khóa hội thảo, đào tạo có thành phần của Vụ Tổng kiểm sốt thì Phịng Kiểm tốn tn thủ và hoạt động lại khơng có cán bộ được tham dự.
- Trình độ cán bộ làm cơng tác kiểm tốn tn thủ và hoạt động còn nhiều hạn chế: như đã phân tích ở trên, mảng kiểm tốn này địi hỏi các cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có kinh nghiệm và phải có kiến thức tổng hợp để có thể đánh giá được hiệu quả trong hoạt động của đơn vị cũng như giỏi tin học, ngoại ngữ để có thể tiếp cận các nghiệp vụ mới, kiểm tốn các nghiệp vụ tại NHTW, nhưng trên thực tế trình độ cán bộ của cán bộ Phịng kiểm tốn 3 cịn có mặt hạn chế và có ít kinh nghiệm trong việc kiểm tốn các Vụ, Cục tại NHTW. Chính vì vậy, khi tiến hành kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại các Vụ, Cục cũng chủ yếu xem xét việc tuân thủ quy chế, quy định của đơn vị chứ chưa xem xét, đánh giá được hiệu quả hoạt động nghiệp vụ, hiệu quả điều hành của đơn vị.
Với những hạn chế nêu trên những năm trở lại đây, cơng tác kiểm tốn tn thủ và hoạt động chưa khẳng định được vị thế mình nói riêng và của Vụ Tổng kiểm sốt nói chung trong hoạt động của NHNN Việt Nam.