Các loại khu nghỉ dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sun spa resort quảng bình (Trang 27 - 31)

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại khu nghĩ dưỡng

1.2.3. Các loại khu nghỉ dưỡng

Các nhà nghiên cứu thường căn cứ vào các yếu tố sau đây để phân biệt các loại hình khu nghỉ dưỡng:

Căn cứ vào địa bàn dứng chân.

Căn cứ vào mức độ đầu tư (sự đa dạng cơ sỡ hạ tầng, phương tiện phục vụ...) Căn cứ vào tiêu chí mơi trường.

Căn cứ vào đối tượng khách.

Căn cứ vào thời gian hoạt dộng trong năm. Căn cứ vào cách bán phòng.

1.2.3.1. Phân loại theo yếu tố vị trí.

Đây là mối quan tâm đầu tiên của khách hàng liơn quan đến vị trí của Resort.Chúng ta có thể phân biệt:

a) Resort gần nơi ở của khách (trong vòng 3 giờ xe).

Đa số khách là khách cuối tuần (đến vào chiều thứ sáu, rời vào xế chiều chủ nhật). Trong các nước kinh tê phát triển, một số vợ chồng về hưu thường chọn những nơi đây để thỉnh thoảng đến ngụ dài ngày. Loại hình Resort này có thể nằm ở vùng biển, vùng núi, ao hồ, ven sơng, đồng q, ... miễn là có cảnh quan đẹp, khơng khí trong lành, tạo dược cảm giác thanh bình và sự hấp dẫn về mặt nào đó, nhưng khơng quá xa với nơi khách ở thường xuyên.

b) Resort vùng xa (The outback resort), xa mọi sự ồn ào.

Khách chọn nơi đây vì lý do đặc biệt, chứ khơng phải vì sự tiện lợi trong di chuyển.

 Resort cạnh biển, như ở Phan Thiết, Nha Trang tuy nhiên khơng phải nơi nào

có biển đều có thể xây dựng khu Resort. Điều kiện cần là bãi biển phải thích hợp cho tắm biển, thế thao nước, khơng có đá ngầm hay nguồn ơ nhiễm, hay bãi bùn, khí hậu ấm áp trong suốt mùa du lịch, khơng sóng to, gió lớn.

 Resort gần sơng, hồ.

Điều cần thiết là canh quan dẹp, khơng khí trong lành, hạ tầng giao thơng thuận lợi. Diều cấn có nữa ìà tầm nhìn rộng thống, mặt hồ hoặc sông phái rộng (tố cho phép mội số hoạt (lộng thể thao nước như trượt nước, bay lượn, thuyền buồm...

 Resort ở miền núi.

Loại hình resort này có thể coi là một phần của resort ở vùng xa. Khách đến với resort ở miền núi là những người có nhu cầu nghỉ dưỡng thực sự hoặc thích tìm hiểu về một mơi trường mới lạ. Họ có thể là dân thành thị sống trong bầu khơng khí ơ nhiễm, bụi bặm, muốn tìm một nơi có khơng khí trong lành, khơng ồn ào. Họ cũng có thể là những người chuyên sống ở đồng bằng, thích lên núi để thay đổi khơng khí. Một bộ phận khơng nhỏ khách tìm về resort ở miền núi là giới trẻ, ưa thích hoạt động thể thao.

 Resort trên sa mạc.

Đây là loại hình ít phổ biến nhất trong hệ thống resort do tính đặc thù của nó. Các resort kiểu này phải được xây dựng trên các ốc đảo hoặc vùng sa mạc toàn cát. Điều kiện nghỉ dưỡng ở đây khơng được như các loại hình resort khác do bị hạn chế về

nước sinh hoạt, thực phẩm...Nhưng bù lại, nơi đây có cảnh quan độc đáo, cây trái khác lạ, các tuyến du lịch trong sa mạc, thể thao cười lạc đà và trượt đồi cát. Đó là những trải nghiệm khơng nơi nào có được.

1.2.3.2. Phân loại theo mức độ đầu tư

 Resort “gia đình”, trên đưới khoảng 30 phịng thường do người dân địa phương

sở hữu quản lý, điều hành bở các thành viên gia đình. Phần lớn họ khơng có nhiều nhân viên để phát triển. Thường chỉ kinh doanh chủ yếu mảng lưu trú và ăn uống, nếu có các hoạt động khác cũng chỉ là thứ yếu hoặc liên kết. Họ thường khơng có các hoạt động vui chơi giải trí có quy mơ như các khu nghĩ dưỡng lớn.

 Resort quy mơ trung bình.

Là loại hình resort có từ 30 đến 100 phịng, thường thuộc sở hữu các Cơng ty ở Việt Nam, loại hình này rộng từ 10 đến 30 hecta. Phương tiện phục bị lưu trú thường bao gồm: một số phòng như ở khách sạn, nhưng phải rộng hơn và trần cao hơn. Tịa nhà có kiến trúc tối đa là ba tầng. Loại hình kiến trúc thứ hai, đó là các: “Bugalow”. Loại hình kiến trúc thứ ba là các biệt thự riêng lẻ, thường chiếm các bị trí tốt của khu, hướng ra cảnh quan đẹp (như biển, núi). Cuối cùng là loại phòng tập thể dành bán cho các đồn khách du lịch đơng người khơng cần tiện nghi cao cấp và hướng dẫn viên, tài xế. Loại phịng này có sức chứa tới 10 đến 15 khách, thường chỉ trang bị quạt máy.

 Resortcó quy mơ lớn

Đây là những khu nghỉ dưỡng có từ 100 phòng trở lên. Ở Việt thường độc quyền sở hữu các Công ty Cổ phần hoa, Cơng ty Liên doanh nước ngồi hay Cơng ty lớn. Sản phẩm chính bao gồm các cơ sở dành cho lưu trú, các cơ sở kinh doanh ăn uống và giải trí thơng thường. Ngồi ra có các dịch vụ khác như cung cấp phương tiện chuyên chở. Nguồn thu lớn từ việc tổ chức sự kiện, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho phụ nữ, bán hàng lưu niệm hay cho thuê “shop” trên khn viên resort.

1.2.3.3. Phân loại theo tiêu chí môi trường.

Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ để resort thúc đẩy việc cam kết bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu chung của toàn thế giới. Thực tế cho thấy rằng, phát triển resort sẽ là một hiểm họa cho môi trường sinh thái tự nhiên. Nếu các resort không đầu tư và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước

thải, rác thải...thì sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhất là mơi trường biển. Vì vậy, các nhà quản lý cao nhất của resort phải đưa đến các hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển lâu dài của chính họ. Do vậy, nếu căn cứ theo tiêu chí mơi trường, resort sẽ được chia làm hai loại:

 Resort đã ứng dụng “hệ thống quản lý mơi trường”

Trên thế giới, đó là các resort được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14.000, hay “Quản lý môi trường”. Các resort này được vận hành dưới sự hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá của hệ thống EMAS. Nếu làm đầy đủ nghĩa vụ theo quy chế môi trường, các resort sẽ được gắn “Nhãn hiệu xanh” (Green Label), ở châu Âu gọi là “Lá cờ xanh” (Green Flag), ở Bắc Âu gọi là “Ánh sáng miền Bắc (Nordic Light), ở Thái lan gọi là “Chiếc lá xanh” (Green Leaf).

Còn ở Việt Nam, các resort được xếp vào loại này khi tham gia đầy đủ “Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch”. Cái lợi lớn nhất khi resort có “nhãn hiệu” bảo vệ mơi trường là sự hấp dẫn những du khách có khuynh hướng thân thiện với môi trường ngày càng nhiều trên thế giới.

 Resort chưa ứng dụng “hệ thống quản lý môi trường”

Các resort này chủ yếu hoạt động dưới hình thức truyền thống. Do vậy, chưa quan tâm đến khía cạnh mơi trường trong hoạt động kinh doanh.

1.2.3.4. Phân loại theo đối tượng khách phục vụ.

Phần lớn khách đến khu nghỉ dưỡng là để... nghỉ dưỡng một thời gian. Nhưng cũng có những người theo đuổi mục đích khác, bên cạnh việc nghỉ dưỡng. Từ đó mà người trong ngành thường phân biệt:

 Resort truyền thống: phục vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... bình thường.  Resort có Casino: dường như khách đến đây với mục đích chính là cờ bạc, cịn

các sản phẩm phòng buồng, nhà hàng là để phục vụ việc ăn, nghỉ khi không đánh bài. Nổi tiếng về sự sang trọng và chăm sóc ân cần đối với khách ở tại khu nghỉ dưỡng là Launceton Federal Club ở bang Tasmania (Úc).

 Resort nằm trong quần thể di sản văn hóa. ở Anh, Mỹ, Úc rất nhiều loại hình

này. Mục đích của khách là tham quan, nghiên cứu các sản phẩm văn hóa này. Ở Úc, thường gọi là “National Trust”.

1.2.3.5. Phân loại theo thời gian hoạt động

Phần lớn các khu nghỉ dưỡng hoạt động suốt năm. Ngồi ra, vì điều kiện địa lý tự nhiên nên có đơn vị chỉ hoạt động theo mùa.

Có khu nghỉ dưỡng mùa Hè: Hoạt động hết công suất vào các tháng mùa Hè

và tháng đầu mùa Thu. Cịn lại thì hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa.

Có khu nghỉ dưỡng mùa Đơng: Chỉ phục vụ vào mùa Đông khi có tuyết, với

các loại hình thể thao liên quan đến tuyêt. Chấm dứt hoạt động khi tuyết khơng cịn đầy. Nhưng ngày nay nhờ máy phun tuyết nhân tạo nên họ có thể kéo dài thêm một tháng vào mùa Xuân, đến khi nhiệt độ lên cao thì tạm đóng cửa, hoặc hoạt đồng cầm chừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của sun spa resort quảng bình (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)