6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
1.5. Nguyên nhân của rủiro tín dụng:
1.5.2.5. Xuất phát từ tài sản bảo đảm:
Quản trị danh mục TSBĐ là yêu cầu cần thiết trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, và là mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc giám sát, quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục các TSBĐ mà một NHTM lựa chọn, xét ưu tiên nhận làm bảo đảm tiền vay chưa được làm thường xun, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung.
Theo quy định của pháp luật, việc xác định giá trị TSBĐ tiền vay do các bên thỏa thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị cịn lại trên sổ sách kế tốn và các yếu tố khác về giá. Tuy nhiên, trên thực tế, trừ những động sản có giá trị lớn hàng tỷ đồng, các NHTM mới thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn định giá, còn lại đa số việc định giá đều do các bên thỏa thuận, và như vậy cho thấy giá trị TSBĐ được định giá cịn mang tính chủ quan và thiếu tính khoa học.
Ngồi ra, về phương pháp định giá đối với từng loại tài sản chưa được các NHTM sử dụng một cách thích hợp, dẫn đến việc: nếu định giá thấp, khách hàng khơng hài lịng, nhưng nếu định giá cao, NHTM sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay và lãi vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh tốn, khi đó buộc NHTM phải thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố.
bị đẩy lên cao do đầu cơ và vượt xa giá trị thực đã làm nảy sinh tư tưởng lạm dụng vào TSBĐ. Sẽ rất rủi ro nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay cần phải được trả bằng chính dịng tiền tạo ra bởi phương án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán TSBĐ. TSBĐ chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến. Tâm lý dựa chủ yếu vào TSBĐ sẽ làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay nên sẽ khơng đánh giá chính xác được hiệu quả và sự an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc cho vay những dự án rủi ro, khách hàng khơng uy tín. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong quan điểm cấp tín dụng hiện nay của các NHTM. Từ sự lựa chọn không chắc chắn khách hàng tốt để cung cấp tín dụng nên để giảm bớt rủi ro, các NHTM đã tính một phần rủi ro vào trong lãi vay ngân hàng, làm cho khách hàng vay tốt phải gánh chịu một mức lãi vay cao hơn mức đáng ra họ được hưởng. Đây cũng là tâm lý thường thấy ở các NHTM của các nước đang phát triển.
Đối với vấn đề bảo hiểm tài sản, cán bộ tín dụng thường khơng chú ý đôn đốc, kiểm tra việc khách hàng có mua bảo hiểm đúng định kỳ để đến khi phương tiện bị tai nạn, việc trục vớt, sửa chữa phải bỏ thêm rất nhiều vốn, gây khó khăn lâu dài về khả năng thanh toán khoản nợ vay…
Thông tin bất cân xứng về giá trị thực của TSBĐ giữa khách hàng và NHTM cũng là vấn đề cần được quan tâm. Khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ có khách hàng biết rõ về hiện trạng của tài sản như sự hỏng hóc trong các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị, hoặc ngơi nhà rất khó bán do một số đặc điểm đặc biệt. Trong khi đó trình độ của cán bộ thường khơng đáp ứng đầy đủ chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực nên khơng thể đánh giá được chính xác hiện trạng của máy móc thiết bị cũng như nắm được những thông tin không tốt về đất đai, nhà ở; điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị mua bán của tài sản. Vì vậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp khơng ít khó khăn.
Thêm vào đó, cơ chế pháp lý về bảo đảm tiền vay chưa rõ ràng, chịu sự điều chỉnh, chi phối của nhiều văn bản luật, dưới luật chồng chéo nhau, đặc biệt đối với TSBĐ là bất động sản.
Cuối cùng là các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý, phát mãi TSBĐ đã gây cản trở khơng ít cho các NHTM như:
- Việc các ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian trước khi bán đấu giá tài sản.
- Trong việc phát mãi TSBĐ, các NHTM chưa có thực quyền trong việc bán, quản lý và khai thác tài sản thuộc quyền tiếp quản.
- Sự phối hợp giữa cơ quan công an, viện kiểm sốt, tịa án, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc xử lý TSBĐ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chặt chẽ và kịp thời.
- Việc xác định quyền sở hữu thực sự của khách hàng đối với tài sản cũng là vấn đề khó khăn.
- Vướng mắc khi NHTM nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi hành án.
- Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người mua, người nhận tài sản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cịn quá nhiêu khê.