6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
3.2.5. Tăng cường hơn nữa việc tổ chức phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ.
định kỳ
Cán bộ tín dụng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một cơng việc trọng yếu. Đối với từng khoản nợ có vấn đề phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, khả năng tài chính của khách hàng có thể thu nợ đến đâu, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của con nợ. Từ đó giúp cán bộ tín dụng nắm được nguyên nhân phát sinh để có cách giải quyết cho từng đối tượng cụ thể. Việc phân tích, phân loại nợ xấu phải tiến hành thường xuyên, liên tục, định kỳ, khi phát hiện ra một sự thay đổi nào phải báo
cáo lên trên và phải báo cáo về tình hình xử lý nợ, những khó khăn trong q trình thực hiện lên ban lãnh đạo BIDV để lấy ý kiến chỉ đạo kịp thời. Bộ phận lý nợ của chi nhánh cử một vài cán bộ vững vàng nghiệp vụ, thông hiểu từng khách nợ, có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ để kiểm tra, phân tích các khoản nợ xấu. Tiến hành phân tích trên nhiều góc độ khác nhau: theo thành phần kinh tế, theo phương thức cho vay, theo tài sản bảo đảm, theo mức độ rủi ro,... để xác định đúng hướng xử lý các khoản nợ đó. Đồng thời kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị xử lý nợ của các phịng tín dụng chuyển đến và tập hợp trình lên ban xử lý nợ cấp trên. Trình tự này sẽ giúp cho cơng tác đánh giá chính xác, khả thi.
3.2.6. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng.
Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phịng là những tín hiệu cảnh báo mạnh về rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tăng có nghĩa là rủi ro tín dụng gia tăng và do vậy cần phải xem xét lại việc quản lý rủi ro tín dụng, tăng cường giám sát tín dụng. Cần phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro. Thực hiện trích lập dự phịng nhằm có khả năng bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Hiện nay, quy định về phân loại nợ của NHNN đã phản ánh tương đối rõ nét hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên các quy định này vẫn thiên về định lượng và hầu như rủi ro tín dụng chỉ được phát hiện khi nó đã xảy ra. Việc khơng có những tín hiệu cảnh báo sớm sẽ làm cho ngân hàng không điều chỉnh kịp thời các chính sách về đầu tư, về quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống phân loại nợ có tính cảnh báo cao hơn, sử dụng kết hợp phương pháp định tính trong phân loại nợ, phân loại nợ doanh nghiệp dựa trên rủi ro tiềm tàng của khoản vay, tình hình của doanh nghiệp.
Đối với việc trích lập dự phịng rủi ro, cần phải đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên để phản ánh đúng mức độ rủi ro về tài sản đảm bảo. Hiện nay ngân
hàng chưa có quy định về thời gian tối đa phải đánh giá lại tài sản đảm bảo cho nên nó vẫn chưa thể phản ánh đúng mức độ rủi ro xảy ra đối với tài sản đảm bảo. Vì vậy cần phải định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo, có thể tối đa 6 tháng/lần để phải ánh đúng giá trị tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó cần phải quy định rõ chuẩn mực đối với tài sản được coi là tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro do tài sản đảm bảo gây ra vì hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong việc xác định quyền sở hữu, cấp chứng nhận sở hữu tài sản. Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng gắn với xếp hạng doanh nghiệp có thể cấp các tín hiệu nhanh chóng hơn về mức độ rủi ro, chất lượng tín dụng của ngân hàng và từ đó ngân hàng có thể chủ động, kịp thời đưa những biện pháp thích hợp đểcó thể ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro tín dụng xảy ra.
3.2.7. Nâng cao trình độ, đạo đức cán bộ tín dụng
Cơng tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoat động trên hai phạm trù, đó là trình độ chun mơn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ. Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quy trình cho cán bộ tín dụng, nhất là những cán bộ tín dụng mới. Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng cần được quan tâm, theo dõi kịp thời diễn biến về tư tưởng để uốn nắn và loại trừ.
Đối với các cán bộ lãnh đạo, cần lựa chọn những nhà lãnh đạo có tầm và có tâm với nghề. Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý. Tại chi nhánh cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi tự đào tạo nghiệp vụ để đưa ra các kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp nhằm tránh rủi ro ngân hàng trên hai khía cạnh đó. Để thu hút được nhân tài qua tuyển dụng mới và sử dụng cán bộ giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản tránh xu hướng sang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTM cổ phần mới thành lập. Tại
chi nhánh phải có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng. Việc tuyển dụng phải đi đơi với việc bố trí cơng việc phù hợp để tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực phát huy hết khả năng của mình, đồng thời nhằm gắn kết người lao động đối với ngân hàng.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.1.1. Thực hiện công tác tranh tra giám sát hoạt động các NHTM. Thường xuyên đẩy mạnh kiểm tra về tuân thủ quy trình, quy định của pháp Thường xuyên đẩy mạnh kiểm tra về tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật đối việc cấp tín dụng, giám sát chặt chẽ đối với những TCTD hoạt động kém hiệu quả , có nợ xấu cao. Kiểm tra việc xử lý nợ xấu theo đúng quy định, giám sát chặt chẽ việc cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ và trích lập dự phịng rủi ro của các ngân hàng, nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu cũng như xử lý rủi ro của ngân hàng.
3.3.1.2. Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh
Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro phát sinh nợ xấu. Đây là nội dung rất quan trọng, căn bản thuộc về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội ngân hàng. Nội dung này được thể hiện qua các giải pháp chính dưới đây.
- Thanh tra ngân hàng thực hiện cơ chế giám sát từ xa và thanh tra hội sở chính các TCTD khi có vấn đề và trên cơ sở rủi ro; đóng vai trị là cơ quan soạn thảo, trình Thống đốc NHNN ban hành danh mục quy định chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho từng loại TCTD, các hình thức xử phạt tương ứng với mỗi loại hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đó, phù hợp với từng thời kỳ và thơng lệ quốc tế tương ứng. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra nhà nước để phát hiện, cảnh cáo, chấn chỉnh và xử phạt nghiêm các hiện
tượng cạnh tranh không lành mạnh;
- Yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát, bổ sung cơ chế nghiệp vụ cho vay theo hướng chặt chẽ, an toàn, đề cao chất lượng tín dụng; đồng thời tăng cường kiểm tốn nội bộ để kịp thời khắc phục các sai phạm và xử lý nợ xấu;
- Phát huy vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc góp phần chống các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội phát hiện và bảo vệ việc cạnh tranh bình đẳng của mọi hội viên có thành phần sở hữu khác nhau; phổ biến pháp luật và được hình thành một số thiết chế hưởng lợi chung như: làm đầu mối tổ chức mua bán nợ tốt, tổ chức đồng tài trợ, hòa giải các bất đồng lợi ích giữa các thành viên,… Do đó NHNN cần phải phát huy đúng vai trị kiểm tra, kiểm sốt có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
3.3.1.3. Hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại CIC của ngân hàng Nhà nước. hàng Nhà nước.
Hoạt động trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) xếp hạng tín dụng (XHTD) ra đời như là một xu thế tất yếu nhằm hỗ trợ cho các TCTD trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh. Trung tâm đã không ngừng nghiên cứu phương pháp xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới như Moody’s, Standard and Poors, Fitch,… Xây dựng mơ hình và thu thập thơng tin để kiểm nghiệm mơ hình xếp hạng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. CIC trong thời gian qua tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng báo cáo XHTD bằng việc tăng cường đánh giá các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng, đánh giá về năng lực lãnh đạo của doanh ngiệp (DN) và phân ngành kinh tế chuyển từ 8 ngành sang 20 ngành kinh tế cho sát với ngành nghề kinh doanh của các DN tại Việt Nam. Và hiện nay việc cải tiến phương pháp XHTD, từ việc chuyển từ 20 ngành sang 35 ngành kinh tế kết hợp phân tích các mơ hình đánh giá thơng tin phi tài chính, thơng tin tài chính, mơ hình phân tích thơng tin quan hệ tín dụng, mơ hình đánh giá tác động mối liên quan DN, thông tin công ty mẹ - công ty con. Cùng với việc đưa vào đánh giá các thơng tin có giá trị như thơng tin tổng hợp phân tích
ngành, tác động chính sách Nhà nước đến DN, xem xét các thông tin tiêu cực, vi phạm pháp luật, thông tin đánh giá chuyên gia, tăng giảm hạng DN, báo cáo XHTD đã được nâng cao về chất lượng và ngày càng được các đối tượng sử dụng đánh giá cao. Hoạt động XHTD tại CIC mang tính khách quan, đánh giá được mức độ rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng vay, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại các TCTD. Với mục tiêu hồn thiện và nâng cao chất lượng cơng tác XHTD, CIC cũng cần tiếp tục nghiên cứu phương pháp xếp hạng, nâng cao chất lượng báo cáo XHTD, nắm bắt công nghệ để theo kịp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và ngày càng phù hợp với thực tế ở Việt Nam. CIC cần định hướng mở rộng hoạt động XHTD, tăng độ bao phủ XHTD trong nền kinh tế, hướng đến 100% các DN đều được đánh giá xếp hạng trong tương lai nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu XHTD cho các TCTD, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu tại các TCTD, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện các chính sách vĩ mơ, giữ ổn định trong hệ thống ngân hàng. Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với xếp hạng tín dụng là DN chưa minh bạch trong việc lập báo cáo tài chính và tỷ lệ báo cáo tài chính của DN được kiểm tốn cịn thấp. Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo kết quả xếp hạng tín dụng được chính xác, khách quan, ngồi việc dựa vào báo cáo tài chính và thơng tin do DN cung cấp, cần phải có thơng tin từ những nguồn khác để so sánh. Chẳng hạn, đối chiếu báo cáo tài chính gửi từ ngân hàng thương mại với báo cáo tài chính từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế, xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của DN với các tổ chức tín dụng, xem xét sự thay đổi về tài chính trong q trình hoạt động của DN. Với doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên, nếu báo cáo tài chính khơng trung thực dễ dàng bị phát hiện bởi số liệu không thống nhất trong các kỳ báo cáo. Hoàn thiện hoạt động XHTD hệ thống thơng tin tín dụng để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một cơng ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mơ hình cơng ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao cơng nghệ và học tập kinh nghiệm của các Cơng ty
xếp hạng tín dụng trên thế giới.
3.3.2. Kiến nghị trụ sở chính ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.3.2.1. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng để hạn chế nợ xấu BIDV phải xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Nội dung chính sách gồm:
- Hoàn thiện và ban hành các chỉ tiêu rủi ro chính (Key risk indicators) để kiểm soát định kỳ.
- Nghiên cứu xây dựng chương trình quản lý danh mục tín dụng, tính tốn tổn thất tín dụng theo từng ngành, lĩnh vực. Triển khai các công cụ để quản lý dư nợ cấp tín dụng theo ngành nghề lĩnh vực theo Nghị quyết của HĐQT.
- Xây dựng và triển khai việc quản lý danh mục cho vay.
- Xây dựng phần mềm quản lý công việc, quản lý phê duyệt, quản lý giới hạn cấp tín dụng đến từng khách hàng, từng chi nhánh theo thời gian thực.
- Tiếp cận các cơng cụ, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng theo thơng lệ quốc tế như: định giá khoản vay (risk pricing model), RAROC.
- Xây dựng/hoàn thiện hệ thống phân tích, đánh giá, cảnh báo sớm rủi ro ngành nghề, sản phẩm, đối tượng khách hàng, khu vực địa lý.
- Xây dựng mơ hình tổ chức phù hợp để kiểm soát rủi ro (tách bạch 3 khâu: đề xuất, thẩm định rủi ro, tác nghiệp).
- Kiểm soát theo quy trình cấp tín dụng: Trước, trong và sau cho vay. - Xem xét các hình thức Bảo hiểm tín dụng.
- Xây dựng hệ thống thơng tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. - Tăng cường cơng tác quản lý rủi ro sau khi cấp tín dụng.
- Có biện pháp kiểm soát việc nhiều Chi nhánh cùng cho vay một khách hàng.
- Rà soát việc thực hiện nhận, định giá TSĐB tuân thủ theo chính sách cấp tín dụng.
- Chính sách tín dụng của BIDV cần phải hồn thiện những nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng quy trình cấp tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, trong đó kết hợp tồn bộ các giai đoạn từ cung ứng tín dụng đến bảo lãnh, phát hành L/C, trong đó quy trình phải phù hợp với từng lĩnh vực, gắn liền với nhu cầu của