6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
2.6. Nguyên nhân gây ra rủiro tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua
2.6.1. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh cũng là một trong những nguyên nhân rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV Phú Mỹ trong thời gian qua.
Là một tỉnh phát triển công nghiệp nhưng nông nghiệp và chăn nuôi cũng tương đối phát triển, những năm gần đây khí hậu có nhiều biến động phức tạp, thiên tai xảy ra nhiều hơn cộng với dịch bệnh trên gia cầm, gia súc làm nền kinh tế địa phương, đặc biệt là sản xuất chăn nuôi bị ảnh hưởng khá nhiều. Nằm chung trong tác động tiêu cực đó, giai đoạn 2013 – 2017, các hồ sơ vay sản xuất - chăn nuôi không thu được nợ khá nhiều khi thiên tai, mất mùa, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và giá cả nơng sản lại diễn biến thất thường, khó lường trước. Đối với ngành dịch vụ hậu cần phục vụ ngành dầu khí do những năm gần đây giá dầu xuống thấp kỷ lục nên ngành dầu khí phải tái cấu trúc, hoạt động đầu tư giảm nên đã tác động đến một số doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cẩu.
2.6.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Đa số các rủi ro tín dụng thường bắt nguồn từ phía khách hàng khi khơng trả đủ được gốc và lãi cho khoản vay từ ngân hàng. Những nguyên nhân cơ bản như khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng dẫn tới làm ăn thua lỗ và khơng có nguồn tiền để trả nợ. Đối với khách hàng là tổ
chức thì việc không tuân thủ chế độ báo cáo tài chính cũng gây khó khăn trong cơng tác nhận diện và đo lường rủi ro của ngân hàng, báo cáo tài chính gửi ngân hàng có chất lượng kém, thiếu thơng tin và có nhiều thơng tin sai lệch.
2.6.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Năng lực chuyên mơn của cán bộ làm cơng tác quản lý tín dụng.
Hầu hết các cán bộ phụ trách tín dụng tại BIDV Phú Mỹ đều tốt nghiệp đại học trở lên, nhưng tuổi đời còn rất trẻ, tuổi đời tập trung chủ yếu từ 22 – 35 tuổi, ưu điểm của họ là năng động nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên quá trình thẩm định, đánh giá tình khách hàng chưa được tốt, những cán bộ này thường lấy thông tin do khách hàng khai báo và cung cấp nên khơng thể chính xác. Trong khi, muốn có thơng tin đảm bảo, cán bộ phải có nhiều lượng thông tin khác nhau, như mối quan hệ xã hội…. Ngồi ra BIDV Phú Mỹ có lượng khách hàng cho vay ngồi địa bàn cũng tương đối nhiều, cán bộ khơng am hiểu khách hàng, rất khó để quản lý. Thiếu cán bộ có trình độ chun mơn trong q trình thẩm định các dự án, nhất là những dự án lớn, tài sản thế chấp phức tạp, như hàng hóa, kho hàng, nhà xưởng, dây chuyền cơng nghệ. Một ví dụ điển hình, thời gian vừa qua, chi nhánh Phú Mỹ đầu tư một dự án sản xuất và chế biến hạt điều 32 tỷ đồng, tài sản thế chấp chủ yếu là dây chuyền sản xuất cà phê, khi cho vay chi nhánh BIDV Phú Mỹ căn cứ giá trị từ các hóa đơn, chứng từ của dây chuyền để cho vay. Sau thời gian hoạt động công ty này bị phá sản, tài sản khi đưa ra xử lý bán rất khó, tính thanh khoản kém, tiền thu được sau khi xử lý bán tài sản chỉ bằng 1/3 khoản nợ vay. Hoặc khi khách hàng khi cung cấp các dự án, có nhiều thơng số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia đánh giá địi hỏi chi phí cao nên chủ yếu ngân hàng tự tìm hiểu thơng tin thơng qua sách, báo, tạp chí chun ngành, qua mạng internet. Việc khơng có kiến thức chun mơn về chun ngành cần thẩm định dễ đưa đến những đánh giá sai, gây bức xúc cho khách hàng hoặc ngược lại, khách hàng thông tin sai mà cán bộ tín dụng khơng biết, từ đó có những quyết định sai lầm trong cho vay.
Việc thẩm định các khoản vay được BIDV Phú Mỹ thực hiện tương đối chặt chẽ, theo các quy trình, biểu mẫu cụ thể. Những khoản vay lớn, phức tạp đều có sự tham gia của hội đồng tín dụng cơ sở. Tuy nhiên, sau khi cho vay thì việc kiểm tra sử dụng vốn vay hoặc kiểm tra đột xuất, định kỳ trong quá trình cho vay cán bộ thực hiện không tốt, một phần do khối lượng công việc quá tải, theo ghi nhận hiện nay nhân sự tại các bộ phận quản lý tín dụng đều rất thiếu, nguyên do mỗi năm Hội sở chính cho định biên tuyển dụng rất hạn chế, trong khi công việc tại mảng nghiệp vụ này phải là cán bộ chính thức được tuyển dụng, nên chi nhánh không chủ động được về mặt nhân sự tại bộ phân này. Chính vì thế cơng tác kiểm tra sử dụng vốn mang tín chất đối phó, cán bộ khơng xuống thực tế để kiểm tra. Trong khi đó, việc kiểm tra , quản lý sau khi cho vay cực kỳ quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Theo số liệu thống kê tác giả thu thập được, chỉ riêng trong năm 2017 vừa qua, tổng số hồ sơ được kiểm tra là 1.250 bộ, tổng số lỗi khơng kiểm tra tín dụng sau khi cho vay của các đoàn kiểm tra là 837 lỗi, chưa tính những khả năng cán bộ ký khống biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay nhưng không thực tế xuống kiểm tra nhằm chống đối đoàn kiểm tra. Trong thực tế hiện nay tại các ngân hàng, việc kiểm tra, thẩm định trước khi cho vay thực hiện tương đối tốt, nhưng sau khi cho vay lại rất lơ là, thiếu sự kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay, đây cũng là những nguyên chính dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc kiểm tra tra đột xuất, định kỳ chính là biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong hoạt động ngân hàng, nếu ngân hàng thực hiện tốt sẽ hạn chế được rủi ro xẩy ra.
Nhân sự tại hai bộ phận QLRR và QTTD còn hạn chế, chính vì vậy q trình kiểm tra , kiểm sốt cơng tác tín dụng tại chi nhánh chưa thực sự tốt, kiểm tra cịn mang tính hình thức và báo cáo nên việc đo lường, cảnh báo rủi ro khơng hiệu quả. Bên cạnh đó cán bộ thiếu kinh nghiệm trong quá trình đánh giá và xử lý, dẫn đến không phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro.
2.7. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ
Hiện nay, việc tổ chức vận hành công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Mỹ tập trung đầu mối tại phòng Quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro thuộc khối quản lý rủi ro và chịu sự giám sát quản lý chỉ đạo trực tiếp từ ban giám đốc, đồng thời có liên hệ trực tiếp với Ban quản lý rủi ro tín dụng và Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tại Hội sở chính. Cùng với các mối liên hệ với cấp trên chỉ đạo thì phịng Quản lý rủi ro cũng có nhiều mối quan hệ tương hỗ với các phòng ban khác, đặc biệt với các phòng thuộc khối Quản lý khách hàng và phịng Quản trị tín dụng nhằm tăng cường hơn nữa cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
Mơ hình Quản lý rủi ro tại chi nhánh được xây dựng và vận hành theo dự án hiện đại hóa ngân hàng. Bộ phận quản lý rủi ro được hình thành độc lập các chi nhánh và Hội sở , có mối quan hệ trực tuyến với nhau, thuận lợi cho công tác theo dõi giám sát rủi ro tín dụng cũng như đề xuất ban hành các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng. Q trình quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Mỹ dựa theo 4 nội dung cơ bản: Nhận dạng rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro tín dụng; Kiểm sốt rủi ro tín dụng; Tài trợ tổn thất rủi ro tín dụng.
2.7.1.1. Cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng
Q trình nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Mỹ được thực hiện theo trình tự:
Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tự:
- Từng cán bộ liên quan gồm cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong q trình tác nghiệp;
- Trưởng phịng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ phòng gửi về phòng Quản lý rủi ro;
- Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho tồn Chi nhánh và trình lãnh đạo phê duyệt;
- Sau khi được phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ được gửi về Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường để tổng hợp cho toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro được thống
kê theo số lượng phát sinh và có đưa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Về nghiệp vụ tín dụng bảo lãnh dấu hiệu rủi ro được đánh giá qua nhóm dấu hiệu.
- Đánh giá xếp loại rủi ro: Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu rủi ro tín dụng, phịng Quản lý rủi ro tiến hành đánh giá xếp loại rủi ro qua việc đánh giá cụ thể tần xuất, mức độ rủi ro qua đó có chính sách điều hành phù hợp để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Tuy nhiên cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV Phú Mỹ chưa đi vào các dấu hiệu trực tiếp gây ra rủi ro của khách hàng thơng qua tình hình thực tế kinh doanh của khách hàng, vì thế vẫn cịn nhiều rủi ro trong q trình nhận diện và xếp loại bị bỏ sót.
2.7.1.2. Cơng tác đo lường rủi ro tín dụng
Đối với cơng tác đo lường rủi ro tín dụng, BIDV Phú Mỹ thực hiện các biện pháp để chọn lọc khách hàng vay vốn thông qua hệ thống định hạng xếp loại khách hàng nhằm định lượng mức độ rủi ro cho từng khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có chính sách cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của từng khách hàng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín dụng như trong ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phịng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất chuẩn.
BIDV xây dựng ba hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân. Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế được thực hiện qua bước:
Bước 1: Xác định ngành kinh tế Bước 2: Xác định quy mơ
Bước 3: Xác định loại hình sở hữu khách hàng Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng.
Nguyên tắc chấm điểm: Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100. Tùy theo mức độ quan trọng sẽ có các trọng số khác nhau giữa các chỉ tiêu.
Bảng 2.12. Ý nghĩa các mức xếp hạng theo mơ hình xếp hạng tín dụng của BIDV Phú Mỹ.
STT Xếp
hạng Tình trạng
1 AAA
Là khách hàng đặc biệt tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả rất cao và liên tục tăng trưởng mạnh; tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh đáp ứng tốt mọi nghĩa vụ trả nợ; Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
2 AA
Là khách hàng rất tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và tăng trư ng vững mạnh; Tình hình tài chính tốt đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đã cam kết. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
3 A
Là khách hàng tốt, hoạt động kinh doanh ln tăng trư ng và có hiệu quả; Tình hình tài chính ổn định, khả năng trả nợ đảm bảo. Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
4 BBB
Là khách hàng tương đối tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng nhạy cảm với các thay đổi về điều kiện ngoại cảnh; Tình hình tài chính ổn định; Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
tuy nhiên hiệu quả không cao và rất nhạy cảm với các điều kiện ngoại cảnh. Khách hàng này có một số ưu điểm về tài chính, về khả năng quản lý; Cho vay đối với các khách hàng này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
6 B
Là khách hàng cần chú ý, hoạt động kinh doanh hầu như khơng có hiệu quả, năng lực tài chính suy giảm, trình độ quản lý có nhiều bất cập; Dư nợ vay của các khách hàng này có nhiều khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
7 CCC
Là khách hàng yếu, hoạt động kinh doanh cầm chừng, năng lực quản trị khơng tốt; tài chính mất cân đối và chịu tác động lớn khi có thay đổi về môi trường kinh doanh. Dư nợ vay của các khách hàng này có nhiều khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
8 CC
Là khách hàng yếu kém, hoạt động kinh doanh cầm chừng, không thực hiện đúng các cam kết về trả nợ. Dư nợ vay của các khách hàng này có nhiều khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
9 C
Là khách hàng rất yếu, thua lỗ và rất ít có khả năng phúc hồi. Dư nợ vay của các khách hàng thuộc loại này có khả năng tổn thất rất cao.
10 D
Là khách hàng đặc biệt yếu kém, khách hàng thua lỗ và khơng có khả năng khơi phục. Dư nợ vay thuộc loại khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn
(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro, BIDV Phú Mỹ, 2017)
Theo thống kê từ các số liệu quản lý rủi ro tại BIDV Phú Mỹ thì kết quả xếp loại giai đoạn 2016- 2017, trong tổng số 840 doanh nghiệp thực hiện giao dịch với ngân hàng thì 86 % doanh nghiệp được xếp hạng: AA, A, BBB, còn lại 14% là những doanh nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả, một số đã chuyển nợ xấu, số
còn lại đang rất tiềm ẩn rủi ro. Trong 10 chỉ tiêu xếp hạng trên, chi nhánh tập trung cho vay các đối tượng được xếp hạng từ BBB, A, AA, AAA; khách hàng xếp hạng BB hạn chế cho vay; B, CCC, CC, C, D ngân hàng không cho vay đối tượng này. Còn những khách hàng trong quá trình cho vay bị chuyển nhóm hạng xuống B, CCC, CC, C, D; ngân hàng sẽ hạn chế mở rộng đầu tư mà thay vào đó là tập trung theo dõi, đơn đốc thu hồi nợ vay.
Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng của BIDV Phú Mỹ nói riêng và BIDV nói chung được phát triển theo hướng đo lường rủi ro tín dụng riêng biệt và mơ phỏng theo mơ hình điểm số tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody và Standard & Poor. Tuy nhiên kết cấu của hệ thống này vẫn còn nhiều bất cập, kết quả chấm điểm phân loại nợ từ hệ thống so với cách phân loại nhóm nợ theo qui định của Ngân hàng Nhà nước vẫn cịn có nhiều khác biệt, cần hồn thiện chỉnh sửa để phù hợp hơn.
2.7.1.3. Cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng
Các kỹ thuật kiểm sốt rủi ro tín dụng được thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của BIDV Phú Mỹ. Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro bao gồm:
- Kỹ thuật ngăn ngừa rủi ro: Kỹ thuật này triển khai áp dụng thơng qua quy