Biểu hiện của rủiro tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 25 - 33)

6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:

1.4. Biểu hiện của rủiro tín dụng:

Nợ có vấn đề

Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay thì các Ngân hàng thương mại ln mong muốn rằng khoản cho vay đó sẽ được hồn trả đầy đủ, đúng thời hạn như đã thoả thuận. Vì thế, để đảm bảo an tồn cho hoạt động của mình, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, Ngân hàng phải thường xuyên giám sát khoản tín dụng đã cấp đó, để xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận hay khơng? Và mức độ hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng như thế nào?

Vì vậy, có thể nói rằng hoạt động giám sát có vai trị hết sức quan trọng: nó hướng vào những dấu hiệu báo trước các vấn đề kinh doanh nảy sinh, cũng như những biện pháp khắc phục, điều đó giúp cho Ngân hàng nhận biết và phát hiện được các khoản nợ xấu có vấn đề, để có hành động và biện pháp cần thiết, kịp thời để ngăn ngừa hoặc xử lý.

Nợ có vấn đề là những khoản vay, trong đó thoả thuận hồn trả của khách hàng có khả năng bị đổ vỡ, dù hiện tại những khoản vay đó chưa đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi. Để tránh được những thiệt hại và tổn thất, thì cán bộ tín dụng cần sớm phát hiện ra được những khoản nợ có vấn đề, để có thể kịp thời ngăn ngừa hoặc xử lý. Trong thực tế có nhiều dấu hiệu biểu hiện khoản vay sẽ gặp khó khăn. Một số trường hợp cho ta thấy khó khăn xuất hiện ngay khi bắt đầu cho vay, một số khác thì có thể xuất hiện chậm hơn, và một số lại đột ngột phát sinh mà khơng hề có dấu hiệu nào báo trước. Điều đó có nghĩa là khơng có một mơ hình nhất định nào về các biến cố thường xuyên xảy ra để có thể kết luận rằng một khoản cho vay sẽ khó hồn trả. Tuy nhiên, ta cũng có thể dựa vào một số nhóm dấu hiệu để cảnh báo rủi

báo rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay khơng có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Nợ quá hạn được phản ánh qua hai chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ QH = Số dư nợ QH x 100% Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi được đúng hạn, do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Nợ quá hạn sẽ làm tăng lên các khoản chi phí cho việc đi địi nợ, làm tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh nên có ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nợ quá hạn cũng sẽ làm mất cân bằng các cân đối tài sản chính và ảnh hưởng xấu tới tính chủ động trong kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng. Nếu quy mơ nợ q hạn càng lớn thì tính rủi ro sẽ càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn : là một chỉ tiêu mà hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nếu tỷ lên đó cao thì có thể nói rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng là không hiệu quả và nguy cơ rủi ro tín dụng rất có khả năng sẽ xảy ra, Ngân hàng cần phải xem xét lại quy trình cho vay của mình để làm giảm bớt nợ quá hạn. Ngược lại, nếu như tỷ lệ đó là thấp thì rủi ro tín dụng nếu có xảy ra thì cũng khơng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn: Tương tự như tỷ lệ nợ quá hạn, nếu tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn cao thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ quá hạn x 100% Tổng số khách hàng có dư nợ

Nợ khó địi

Nợ khó địi là nợ q hạn khơng được thanh tốn, mặc dù Ngân hàng đã gia hạn nợ. Chính vì vậy có thể nói đây là chỉ tiêu rõ ràng nhất để phản ánh mức độ tổnthất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hầu hết là các Ngân hàng thương mại đều thực hiện việc lập quỹ dự phòng rủi ro bằng 100% số nợ khó địi.

Tỷ lệ nợ khó địi = Nợ khó địi x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ này cho biết Ngân hàng cho vay 100 đơn vị tiền tệ thì tỷ lệ tổn thất là bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Nợ khó địi và tỷ lệ nợ khó địi nó phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung. Nếu nợ khó địi cao làm cho Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phịng rủi ro nhiều hơn, chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ tăng, qua đó đẩy lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng lên, làm giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng.

Lãi treo

Lãi treo là số tiền lãi mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng khi đến kỳ hạn thanh toán. Và đây cũng là một dấu hiệu quan trọng để có thể nhận biết rủi ro tín dụng. Vì việc thanh tốn lãi thường khơng gắn liền với việc trả gốc, và có giá trị nhỏ hơn gốc rất nhiều, được trả vào những thời điểm nhất định, tùy theo sự thoả thuận của Ngân hàng và khách hàng. Khi khách hàng khơng thanh tốn được tiền lãi của khoản vay thì có thể coi đấy chính là một dấu hiệu thể hiện rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt tài chính.

Tỷ lệ lãi treo = Lãi treo phát sinh x 100% Tổng thu nhập

Tỷ lệ lãi treo từ hoạt động tín dụng, cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi ro của Ngân hàng.

Tuy nhiên việc nhận biết rủi ro tín dụng nếu mà chỉ thơng qua các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó địi và lãi treo thì dường như đã khá là muộn đối với các Ngân hàng. Bởi vì chỉ khi tình hình của khách hàng là khó khăn đặc biệt thì những dấu hiệu này mới bộc lộ. Đến lúc đó thì tổn thất mà Ngân hàng có thể gặp

phải có thể sẽ là rất lớn. Vì vậy, điều mà các Ngân hàng quan tâm đó là những dấu hiệu có thể tạo ra rủi ro tín dụng; để từ đó có thể chủ động và kịp thời đưa ra những biện pháp phù hợp, nhằm hạn chế được những khó khăn tổn thất cho cả Ngân hàng và khách hàng. Do đó, ngồi các dấu hiệu ở trên, các cán bộ tín dụng cịn có thể nhận biết rủi ro tín dụng thơng qua một số dấu hiệu khác.

Cơ cấu dư nợ tín dụng

Hiện tại, nếu áp dụng phân loại nợ theo các chuẩn mực kế toán quốc tế được thừa nhận (IAS) thì tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTMVN nghiêm trọng hơn nhiều lần so với báo cáo của từng ngân hàng, vì:

- Nhiều khoản nợ các NHTM đang hạch toán ở tài khoản nợ trong hạn nhưng thực tế đã là nợ xấu vì khách hàng kinh doanh thua lỗ hoặc đã khó khăn trong việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

- Khơng ít khoản vay trong danh mục tín dụng của các NHTM là nợ trong hạn song đã được ngân hàng gia hạn hoặc đảo nợ do người vay khơng đủ khả năng thanh tốn.

Do phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro xử lý nợ xấu chưa nhất quán với thông lệ quốc tế nên hiện nay, việc đánh giá chất lượng tín dụng thực chất như thế nào là hết sức khó khăn, thậm chí khơng thể làm được. Đây là trở ngại rất lớn đối với các NHTMVN khi bước vào cạnh tranh và hội nhập với các ngân hàng có yếu tố nước ngồi. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng, áp dụng dần các chuẩn mực IAS trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro xử lý nợ xấu là vấn đề hết sức cấp thiết đối với hệ thống các NHTMVN.

Nợ xấu:

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý chặt chẽ.

Theo quyết định của Thống đốc NHNN số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích

lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định:

Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ đựợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp ,tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng, căn cứ vào thời gian quá hạn và khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại nợ xấu, nợ xấu được xác định từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Nhóm 3: (nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 : ( nợ nghi ngờ)

Nhóm 5 : (nợ có khả năng mất vốn).

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng trích lập dự phịng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Vốn chủ sở hữu𝑥 100%

Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được và tốt nhất là ở mức 1- 3%.

hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu hiệu phản ánh RRTD của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện về RRTD của ngân hàng.

- Quy mơ tín dụng: Khơng phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưng nếu quy mơ tín dụng tăng q nóng, khơng tương ứng với khả năng kiểm sốt của ngân hàng thì lúc đó, quy mơ tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mơ tín dụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:

Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản

Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ/Tổng số cán bộ tín dụng bình qn

Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình qn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nếu ngân hàng mở rộng quy mơ tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho các khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn vay… điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.

- Cơ cấu tín dụng: Phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy khơng phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm: Cơ cấu tín dụng theo ngành (Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro khơng trả được nợ ngân hàng cũng cao); Cơ cấu tín dụng theo loại hình (DN nhà nước, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngồi); Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ (RRTD xảy ra khi có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ giá; khả năng không đáp ứng của nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với dư nợ cho vay)...

Một số dấu hiệu khác

- Khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút, điều này thể hiện ở giá trị sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp bị giảm.

- Thu nhập không thường xuyên và ổn định: Cơ cấu doanh thu thay đổi một cách bất thường, như doanh thu các hoạt động phụ chiếm tỷ trọng lớn hơn…

- Hệ số quay vịng của vốn lưu động thấp, có sự gia tăng bất thường về hàng tồn kho và sự gia tăng các khoản nợ thương mại, đặc biệt là các khoản nợ với thời gian dài.

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức khách hàng thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản lý hoặc ban điều hành

- Có sự mất đồn kết, tranh giành quyền lực trong nội bộ doanh nghiệp, có hiện tượng nhân tài rời bỏ doanh nghiệp.

- Hệ thống quản trị hoặc là ban điều hành ln có sự bất đồng về mục đích, điều hành độc đốn hoặc q phân tán.

- Cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp khơng hợp lý, bộ phận quản lý thì ngày càng phình to, có các hoạt động sát nhập với các doanh nghiệp yếu kém khác.

- Có những khoản chi phí bất hợp lý.

Bên cạnh đó, cịn có một số dấu hiệu khác như: nhóm các dấu hiệu thuộc về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)