Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 78 - 79)

6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:

2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và

2.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng được các hoạt động kinh doanh khác nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đây là hoạt động sinh lời lớn nhất của ngân hàng. Như vậy nếu hoạt động tín dụng có vấn đề thì ngân hàng cũng khó khăn trong việc kinh doanh. Tín dụng tại chi nhánh BIDV Phú Mỹ, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, định hướng phát triển mảng nghiệp vụ tín dụng được Ban lãnh đạo quán triệt và được hưởng ứng toàn thể cán bộ. Hoạt động tín dụng từ những bước đầu đã có những kết quả khả quan, tín dụng tăng trưởng cao qua các năm, bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống, chi nhánh BIDV Phú Mỹ đã tăng cường tiếp cận các khách hàng mới, mở rộng cho vay khách hàng cá nhân đối với nhu cầu vay tiêu dùng có nguồn trả nợ ổn định hàng tháng, là các cán bộ công tác tại các sở ban ngành, trường học, bệnh viện; mở rộng cho vay các khách hàng hoạt động kinh doanh khu vực chợ có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao. Với cách này chi nhánh hạn chế các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến ngân hàng, để phân tán rủi ro Chi nhánh đã hạn chế cho vay những lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao, chuyển dịch dần cho vay khách hàng cá nhân, cho vay nhỏ lẻ nhưng có tính ổn định.

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng

(Đơn vị tính : Tỷ đồng)

( Nguồn : báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm)

- Thời gian kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 1998, và thực chất tín dụng thật sự đi vào hoạt động là năm 2000, tính đến năm 2017 là 17 năm, thời gian cũng chưa phải là nhiều, nhưng tăng trưởng tín dụng của chi nhánh BIDV Phú Mỹ phải nói là rất cao. Việc cho vay cao hiển nhiên cán bộ tín dụng sẽ phải quản lý lượng khách hàng nhiều hơn, một khi các khoản vay không được thẩm định, kiểm soát tốt, rủi ro tín dụng ắt sẽ xảy ra. Bên cạng đó, chi nhánh BIDV Phú Mỹ do mới được thành lập nên kinh nghiệm cán bộ còn rất trẻ, chưa nắm bắt đánh giá được tốt tình hình dân cư, khu vực , địa bàn nên khi giao chi tiêu dư nợ cao, cán bộ sẽ chạy đua về số lượng, mảng quên về chất lượng, chính vì vậy có thời điểm nợ quá hạn, nợ xấu tai chi nhánh tăng rất cao, nợ quá hạn cao hơn so với một số ngân hàng khác trên địa bàn. Đây cũng là bài học đắt giá cho bất cứ ngân hàng nào khi tập trung tăng trưởng nóng tín dụng với mong muốn dành thị phần mà quên đi việc kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động và hiệu quả xẩy ra sẽ không lường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)