Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 65)

6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:

1.12. Bài học kinh nghiệm

Qua những tài liệu nghiên cứu trong việc phòng ngừa và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ như sau:

Một là, ngân hàng cần xác định quản trị rủi ro tín dụng là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗi ngân hàng thương mại và phải là một quá trình được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay.

Hai là, cần áp dụng một số công cụ hiện đại để quản trị rủi ro tín dụng trong đó quan trọng nhất là xây dựng mơ hình chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng cho các đối tượng vay vốn, phục vụ tốt cho công tác đo lường rủi ro từ phía khách hàng của ngân hàng.

Ba là, cần chú trọng đến việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất và minh bạch. Hồn thiện quy trình cho vay theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo tính an tồn toàn, hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Bốn là, tổ chức thực hiện quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro theo đúng kế hoạch, lộ trình, có thể tổ chức thực hiện thử nghiệm trước sau đó đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

Năm là, hoàn thiện văn bản pháp lý theo chuẩn mực quốc tế. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một q trình khơng thể thiếu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn

chặn những rủi ro có thể phát sinh từ đó hồn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng.

Sáu là, nhận thức của nhà lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng rất rõ ràng. Mọi người đều hiểu rằng rủi ro tín dụng ngoài mức cho phép, khơng kiểm sốt được thì ngân hàng khơng thể hoạt động được. Đây là cơ sở để xây dựng văn hố quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Đây là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc xây dựng và hồn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng giúp hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần làm lành mạnh hoạt động của hệ thống ngân hàng và ngày càng hướng tới hội nhập đầy đủ các thơng lệ quốc tế.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1, nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Để xác định được các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thì chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm và vai trị của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế.

Để hạn chế được rủi ro tín dụng thì cần hiểu rõ được khái niệm về rủi ro, phân loại rủi ro và nguyên nhân của rủi ro tại các ngân hàng. Từ việc phân loại rủi ro ta thấy được rủi ro tín dụng là rủi ro thường trực tại các ngân hàng. Khái niệm về rủi ro tín dụng cũng như tác động của nó đối với ngân hàng được trình bày cụ thể. Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng nếu được nhận diện sớm cũng làm giảm được tổn thất của rủi ro gây ra đối với ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng như từ mơi trường kinh doanh, từ ngân hàng hay bắt nguồn từ khách hàng, nhận định rõ ràng các nguyên nhân sẽ giúp việc phân loại rủi ro hiệu quả hơn. Tác giả cũng nêu ra một số chỉ số đánh giá mức độ rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ, hiệu quả sử dụng vốn, vịng quay vốn tín dụng.

Từ những khái niệm, lý luận cơ bản về rủi ro và rủi ro tín dụng thì việc quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng là rất quan trọng. Chúng ta có khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng cũng như mục đích của quản lý rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Việc áp dụng quản lý rủi ro tín dụng có vai trị nền tảng, cơ sở cho vấn đề hạn chế rủi ro, chiến lược kinh doanh cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Để quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả cần thực hiện quy trình quản lý rủi ro tín dụng gồm 4 nội dung cơ bản: Phát hiện rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro tín dụng; Kiểm sốt và quản lý rủi ro tín dụng ; Xử lý rủi ro tín dụng; Để quy trình quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả thì ngân hàng cũng nên áp dụng một số mơ hình giúp lượng hóa được rủi ro tín dụng, đánh giá tổn thất và kiểm sốt rủi ro tín dụng hiệu quả.

Tác giả nêu một số tài liệu nghiên cứu về rủi ro tín dụng nước ngồi cũng như một số các nghiên cứu trong nước để rút ra một số bài học kinh nghiệm về giải pháp hạn chế rủ ro. Tuy nhiên, để áp dụng với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ cần phải có những nhận định về thực trạng hiện nay để có hiệu quả.

Trong chương 1 nghiên cứu đã lượng hóa các lý luận và đưa ra cơ sở lý thuyết nền tảng về hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là tiền đề lý luận cơ bản để phân tích những thực trạng trong cơng tác rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ. Các vấn đề về phương pháp nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ sẽ được tác giả giải quyết trong Chương 2 .

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI

NHÁNH BIDV PHÚ MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Giới thiệu chung

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển Việt Nam (BIDV)

Tên đầy đủ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: JOINT STOCK COMMERCIAl BANK FOR INVESTMENT AND DEVElOPMENT OF VIETNAM

Tên viết tắt: BIDV

Mã giao dịch: SWIFFT BIDVVNVX Vốn điều lệ: 34.187.153.340.000 VND

Địa chỉ trụ sở chính Tháp BIDV, 35 Hàng vơi, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 84-4-22205544 Fax: 84-4-22200399

Website: www.bidv.com.vn

Được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957, với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Trong q trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước.

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957.

- Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981 - Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính của BIDV là:

- Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu); - Dịch vụ tài trợ thương mại;

- Dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế); - Dịch vụ tài khoản;

- Dịch vụ thẻ ngân hàng;

- Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...

Ngân hàng hoạt động có mạng lưới rộng khắp cả nước, với 182 chi nhánh và trên 800 điểm giao dịch tại 63 tỉnh /thành thành phố trên tồn quốc. Khơng chỉ mạng lưới trong nước BIDV cịn có 06 văn phịng Đại diện tại các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Liên bang Nga, Séc, Đài Loan..

Các công ty con bao gồm Cơng ty cổ phần chứng khốn BIDV - BSC, Tổng công ty Bảo hiểm BIDV - BIC, Cơng ty Cho th tài chính TNHH Một thành viên BIDV - BLC, Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV-BAMC.

BIDV đưa ra cam kết khi thực hiện hoạt động kinh doanh: Với khách hàng BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp; với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”; với cán bộ, công nhân viên luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

Thương hiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mang đến cho công chúng là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng; được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam; niềm tự hào của các thế hệ cán bộ nhân viên và của ngành tài chính ngân hàng trong gần 60 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, BIDV ln làm trịn nhiệm vụ được Đảng , Nhà nước và nhân dân giao phó. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại, BIDV luôn là công cụ sắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia. Trong hoạt động, BIDV luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.

Trong giao đoạn hiện nay, BIDV xác định mục tiêu hoạt động: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh BIDV Phú Mỹ . triển Việt Nam – Chi nhánh BIDV Phú Mỹ .

Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ (tên giao dịch: BIDV Phú Mỹ)

Quá trình thành lập BIDV Phú Mỹ trải qua các giai đoạn như sau :

- Phòng Giao dịch Phú Mỹ trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập từ tháng 09 năm 1997.

- Tháng 3 năm 2005, Phòng Giao dịch Phú Mỹ được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Tháng 11 năm 2006, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ (chi nhánh cấp 2) trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ (chi nhánh cấp 1) trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tháng 04 năm 2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012, theo đó, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ cũng được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ cho đến nay.

Ngay từ khi mới được thành lập phịng giao dịch, phịng chỉ có 08 cán bộ, cơ sở vật chất còn đơn sơ…. hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, do thời điểm đó các khu cơng nghiệp, cảng biển chưa hình thành, dân cư thưa thớt.

Trải qua 20 năm hoạt động chi nhánh đã kiên trì khắc phục mọi khó khăn, từng bước củng cố hồn thiện, khơng ngừng đổi mới và phát triển, suốt thời gian qua chi nhánh luôn được đánh giá là một trong những chi nhánh hoạt động kinh doanh với quy mô tăng trưởng tốt, hiệu quả kinh doanh cao với tỷ lệ ROA ln đạt trên 1%.

Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn. Tập thể ban lãnh đạo BIDV Phú Mỹ quyết tâm cao trong việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và chờ thời cơ thúc đẩy đầu tư nhằm chiếm lấy thị phần ngay từ ban đầu. Để làm được đều này thì việc đầu tiên là đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, lãnh đạo phải nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành Ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, BIDV Phú Mỹ đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả.

BIDV Phú Mỹ hiện có trên 100 cán bộ đang làm việc, hầu hết cán bộ đều được tuyển chọn và đào tạo khá bài bản chính vì thế mà năng suất lao động ngày càng được nâng cao.

Tổng tài sản năm 1998 là 37 tỷ đồng, đến 31/12/2017 đạt 3.769 tỷ đồng, tăng b/q mỗi năm 221 tỷ đồng, một con số tương đối ấn tượng.

Dư nợ cho vay cuối năm 1998 là 14 tỷ đồng, đến 31/12/2017 đạt gần 2.587 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế cuối năm 2017 là 102 tỷ đồng. Các chỉ tiêu được giao, BIDV Phú Mỹ đều hoàn thành vượt bậc.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ với mục tiêu phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu trên địa bàn, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầy tâm huyết, các kênh phân phối đa dạng cùng các sản phẩm phong phú và năng động của một

ngân hàng hiện đại, BIDV Phú Mỹ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong phát triển chiến lược ngành ở khu vực.

Các dịch vụ ngân hàng hiện nay được phục vụ đầy đủ như Dịch vụ ATM, thanh toán thẻ Visa, Master, chuyển tiền Western Union, BSMS. Chi nhánh BIDV Phú Mỹ hoạt động theo mơ hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng cơng nghệ tiên tiến theo dự án hiện đại hóa ngân hàng hiện nay.

Ngoài ra với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động được đào tạo chính quy nhanh nhạy với thị trường tài chính và chính sách đổi mới của nhà nước đã tạo ra một chi nhánh ngân hàng năng động và có khả năng phát triển cao.

Mạng lưới của chi nhánh BIDV Phú Mỹ ngày càng được mở rộng và phát triển. Chi nhánh đã phát triển mạng lưới tính đến năm 2017 có 5 phịng giao dịch, đảm bảo phục vụ tốt, kịp thời cho khách hàng trên tồn khu vực.

2.2. Mơ hình tổ chức của BIDV Phú Mỹ

Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức của BIDV Phú Mỹ

(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ- BIDV Phú Mỹ,2017)

Mơ hình tổ chức của chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Phú Mỹ được xây dựng theo mơ hình hiện đại hố ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến và phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh.

Ban Giám đốc QLKHDN Phòng DVKH Phịng QLRR Phịng quản trị tín dụng Phịng QLTT Kho quỹ Phòng quản lý nội bộ Phòng giao dịch QLKHCN Khối tác nghiệp Khối QLRR Khối quản lý khách hàng Khối trực thuộc Khối quản lý nội bộ Tổ điện toán

- Điều hành hoạt động của BIDV Phú Mỹ là Giám đốc chi nhánh.

- Giúp việc giám đốc điều hành chi nhánh có 02 phó giám đốc, hoạt động theo sự phân công, uỷ quyền của giám đốc chi nhánh theo quy định.

- Các phòng ban chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ được tổ chức thành các khối với sự phân công nhiệm vụ quản lý của ban lãnh đạo như sau: giám đốc phụ trách khối Quản lý nội bộ và khối QLRR; phó giám đốc 1 phụ trách khối QLKH và khối trực thuộc; phó giám đốc 2 phụ trách khối tác nghiệp.

Các phòng ban được giao nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, chịu trách nhiệm đối với các công tác được giao. Mơ hình tổ chức của BIDV Phú Mỹ đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú mỹ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)