6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
2.8. Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủiro tín dụng tại ngân hàng Thương mạ
2.8.1. Những kết quả đạt được
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại nói chung cũng như BIDV Phú Mỹ nói riêng. Tín dụng tăng trường cao qua các năm. Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàng đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.
Quản lý rủi ro tín dụng được BIDV Phú Mỹ xác định có vai trị quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển với mục tiêu an toàn - chất lượng - hiệu quả - bền vững. Chi nhánh Phú Mỹ đã áp dụng đầy đủ hệ thống chính sách, quy định và các văn bản hướng dẫn, đào tạo cán bộ, nâng cấp phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý rủi ro tín dụng tiên tiến, hướng theo thơng lệ quốc tế.
Các kết quả đạt được trong công tác quản lý rủi ro của BIDV Phú Mỹ trong thời gian qua cụ thể như sau:
- Về hoạt động tín dụng: Những năm đầu mới được đi vào hoạt động, chi nhánh Phú Mỹ cho vay dàn trải, chưa phân loại nhóm nghành nghề có độ rủi ro, bởi thời gian đầu, chi nhánh cũng chưa đánh giá, xác định được. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động kinh doanh, chi nhánh Phú Mỹ đã dần được hoàn thiện hơn khi cấp tín dụng cho loại khách hàng, căn cứ tinh chất nghành nghề thường xẩy ra nợ quá hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến kinh doanh của ngân hàng. Cơ cấu tín dụng điều chỉnh theo hướng cho vay các ngành kinh tế ít rủi ro như cho vay dịch vụ, thương mại, sản xuất chiếm tỷ lệ từ 46 % -> 58 % trên tổng dư nợ, giảm tỷ lệ cho vay vào nhóm doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang cho vay khách hàng cá nhân với thời gian ngắn hạn, tập trung vào cho vay đồng Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay với một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao như bất động sản và chứng khốn.
- Chất lượng tín dụng có chuyển biến tích cực, nợ xấu được kiểm sốt với tỷ lệ cho phép tương đối tốt, nợ xấu từ năm 2014 đến năm 2017 luôn < 2%, nằm trong khoảng tỷ lệ nợ xấu đảm bảo ở mức 1-3%. Tín dụng tăng trưởng cao, b/q hàng năm tăng trưởng 12%. Với kết quả này cho thấy chất lượng tín dụng đang được chi nhánh Phú Mỹ kiểm soát, đồng nghĩa việc quản lý rủi ra tại chi nhánh những năm gần đây đang tích cực so với những năm 2013 trở về trước.
- Xây dựng được quy trình cấp tín dụng tương đối chặt chẽ, thể chế hóa tương đối đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của địa phương khi đưa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng, hạn mức tổng thể với từng nhóm khách hàng, có quy trình đánh giá chính thức và phê duyệt cụ thể. Ngồi việc kiểm sốt từ bộ phận kinh doanh thì bộ phận quản lý cũng có chức năng giám sát và báo cáo độc lập nhằm ngăn ngừa các khả năng rủi ro có thể xảy ra.
- Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng được hình thành với đầy đủ các quy trình được thực hiện bởi phịng Quản lý rủi ro cùng các bộ phận có liên quan.
- Vận hành tốt hệ thống xếp hạng nội bộ, hệ thống xếp hạng sẽ giúp ngân hàng nhìn nhận độ rủi ro của từng khách hàng cá nhân và tổ chức rõ ràng hơn, giúp đo lường, kiểm soát, ngăn ngừa được rủi ro. Ngân hàng sẽ phân loại nợ được dễ dàng và tính tốn trích lập dự phịng dự phịng rủi ro theo đúng tiêu chuẩn và có vai trị phản ánh một cách tổng qt về tình hình chất lượng tín dụng của chi nhánh.
- Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
- Mua bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một biện pháp phịng ngừa RRTD khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng khơng may rơi vào tình trạng thất nghiệp, khơng có thu nhập để trả nợ thì cơng ty bảo hiểm sẽ chi trả. BIDV Phú Mỹ ln khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia những gói bảo hiểm tín dụng bên cạng sẽ được hưởng các chính sách cấp tín dụng của BIDV.
- Lập quỹ dự phòng RRTD: Tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phịng RRTD nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.
- Bên cạnh áp dụng một loạt các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì chi nhánh Phú Mỹ cũng đã áp dụng mộ số biện pháp để xử lý các khoản rủi ro đã xẩy ra. Khi có những khoản nợ xấu rủi ro xẩy ra cần phải xử lý, chi nhánh đã thành lập hội đồng xử lý rủi ro để xem xét , đánh giá và thực hiện. Giao cho QLRR sẽ làm đầu mối . Theo quan điểm đưa ra Tòa xử lý là biện pháp cuối cùng khi mà một loạt các biện pháp đã áp dụng khơng khả thi. Qua q trình xử lý nợ xấu tại chi nhánh Phú Mỹ, ngoài việc định hướng chung của chi nhánh thì các cán bộ tham gia hiện nay đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, các bộ phận đã có sự tác nghiệp tốt hơn nên thởi gian qua, các khoản nợ xấu xử lý thu hồi thông qua các biện pháp đàm phán rất hiệu quả, giảm được các chi phí cũng như thời gian trong quá trình thu hồi nợ.
- Chi nhánh đang chú trọng từng bước nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên qua các khóa đào ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Đã tách bạch bộ phận giải ngân với bộ phận quản lý khách hàng. Hiện nay, việc giải ngân được quản lý tập trung về phịng Quản trị tín dụng tại chi nhánh nên đã hạn chế rất nhiều về hồ sơ vay thiếu chứng từ chứng minh, phòng ngừa rùi ro cho ngân hàng.