6. Cấu trúc nội dung nghiên cứu của đề tài:
3.2.3. Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, do ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát để khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích, hoặc khi kết
thúc chu kỳ kinh doanh sử dụng vốn vào mục đích khác .... Để phịng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay:
Trong thực hiện giải ngân: thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.
Thực hiện kiểm tra sau khi cho vay: thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn, sớm nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro. Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về cân đối hàng tiền, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất việc sử dụng một hoặc đồng thời các phương thức kiểm tra khác nhau như kiểm tra thực tế tại hiện trường, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng, cộng sổ đối chiếu giá trị trên hóa đơn với thẻ xuất nhập kho và/hoặc kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán Các loại giấy tờ cần được sao chụp lưu giữ để làm căn cứ kết luận việc sử dụng vốn vay của khách hàng khi kiểm tra sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng để từ đó có được những nhận định trong việc giám sát xếp hạng, đồng thời thu thập được những thông tin quan trọng, giúp hiểu rõ công việc kinh doanh của khách hàng đầy đủ hơn. Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu
hiệu của rủi ro để phát hiện rủi ro và tạo khả năng xử lý chủ động kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.
Sau đây là một số dấu hiệu liên quan đến khách hàng mà khi kiểm tra trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng cần hết sức chú ý phân tích để có thể sớm phát hiện các rủi ro bất thường kịp thời có biện pháp ứng phó:
Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngân hàng
Đây là nhóm dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có tác động trực tiếp, với tốc độ nhanh và trong khoảng thời gian ngắn đến chất lượng tín dụng, có thể chuyển từ trạng thái bình thường lên cấp độ rủi ro cao, do đó địi hỏi những phản ứng nhanh, tích cực và hiệu quả. Nhóm này cịn gọi là dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm các dấu hiệu sau:
- Trì hỗn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh mà khách hàng khơng giải thích một cách thuyết phục.
- Chậm gửi hoặc trì hỗn các báo cáo tài chính theo u cầu mà khách hàng khơng giải thích thuyết phục.
- Đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần khơng có lý do chính đáng.
- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. - Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn.
- Thanh tốn nợ gốc khơng đầy đủ, đúng hạn.
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt nhu cầu dự kiến.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn.
- Các dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào thu nhập bất thường không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án xin vay.
- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.
- Sử dụng tài trợ ngắn hạn cho hoạt động trung dài hạn.
- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ giá cao với mọi điều kiện.
Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngồi ngân hàng
Nhóm dấu hiệu này có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng nhưng với độ trễ lớn hơn. Các dấu hiệu này được rút ra từ chính bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận biết nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ sâu sát của cán bộ tín dụng. Nhóm này bao gồm các dấu hiệu sau:
- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng như: sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh và thanh tốn tức thời có dấu hiệu giảm sút liên tục; giảm các khoản phải trả và tăng nhanh các khoản phải thu, hàng tồn kho với cường độ lớn, sự gia tăng khôngcân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, giảm quỹ tiền mặt, tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận hoặc khơng có.
- Dấu hiệu ngày càng nhiều các chi phí bất hợp lý như phát triển đột biến chi phí quảng cáo, tiếp khách,
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu quản trị và điều hành.
- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong bộ máy quản trị và điều hành, tranh chấp trong q trình quản lý.
- Khó khăn trong quản lý phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.
- Những thay đổi về chính sách của Nhà nước như tác động của thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô: Tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ sản xuất,tác động bất lợi đến chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng.